Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Đọc văn bản trong SGK trang 38, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
- Tìm những từ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ.
- Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc?
- Những câu nào thuộc về phần mở đoạn? Vì sao em biết?
- Những câu nào thuộc về phần thân đoạn? Phần này trình bày nội dung gì?
- Hãy chỉ ra câu kết của đoạn văn và cho biết nội dung của nó.
- Tìm những từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thế những từ ngữ tương đương ở những cầu trước đó. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tìm ý và lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
- Những từ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ:
+ để lại cho tôi nhiều cảm xúc
+ làm cho tôi như thấy hình ảnh chính mình
+ khiến tôi nghĩ đến cha mình
- Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Những câu thuộc về phần mở đoạn:
+ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thắng là một trong những bài thơ để lại cho tôi nhiều cảm xúc.
+ Tác phẩm viết về tình cho con thiêng liêng bằng giọng thơ giản dị, chân thành.
=> Sở dĩ em biết đây là các câu mở đoạn vì những câu thơ này trình bày bao quát vấn đề của đoạn văn.
- Những câu thuộc về phần thân đoạn:
Hình ảnh cha dắt con đi được lặp lại nhiều lần không chỉ thể hiện tình cảm đong đầy yêu thương, trìu mến của cha dành cho con mà còn gợi lên sự chở che, dẫn dắt của cha trên hành trình cùng con đi đến tương lai. Cha như cánh buồm đưa con đến những chân trời mới. Nếu hình ảnh người cha đem đến cho người đọc cảm giác về sự ân cần, che chở thì hình ảnh đứa con lại cho thấy sự yêu thương, tin cậy của con đối với cha. Lời đề nghị ngây thơ, đẩy tin yêu: "Cho mượn cho con buẩm trắng nhé / Để con đi" làm cho tôi như thấy hình ảnh chính mình với ước mơ khám phá những chân trời mới lạ.
=> Phần này trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật và những cảm nhận của tác giả.
- Câu kết của đoạn văn: Tôi tự nhắc nhở mình cần yêu thương cho nhiều hơn nữa vì tôi vẫn đang may mắn được sống trong vòng tay cha.
=> Nội dung: Câu kết đoạn thể hiện cảm xúc và bài học của tác giả rút ra từ văn bản này.
- Những từ ngữ được dùng theo kiểu:
+ Lặp lại: Từ “cha con” được lặp lại ở các câu trong đoạn văn.
+ Thay thế: Từ “tác phẩm” ở câu (2) thay thế cho từ “Những cánh buồm” của câu (1).
=> Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên liền mạch và tạo thành khối thống nhất.