Giải bài tập sách bài tập (SBT) Ngữ văn lớp 10 kết nối tri thức bài 5: Tích trò sân khấu dân gian (Đọc và Thực hành tiếng Việt)
Hướng dẫn giải bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
Bài tập này xuất phát từ sách bài tập (SBT) Ngữ văn lớp 10 kết nối tri thức, tập 1. Được biên soạn theo chương trình mới của Bộ giáo dục, bài tập này giúp học sinh làm quen với trò sân khấu dân gian và thực hành kỹ năng đọc và viết tiếng Việt.
Để giải bài này, học sinh cần đọc kỹ đề bài và tìm hiểu về các yếu tố cơ bản của trò sân khấu dân gian, từ đó áp dụng vào việc thực hành tiếng Việt. Hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về bài học, từ đó nắm vững kiến thức.
Bài tập này sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng đọc hiểu và viết đạt tiêu chuẩn tiếng Việt, đồng thời khám phá văn hóa dân gian thông qua trò sân khấu. Hy vọng rằng, qua việc làm bài này, học sinh sẽ có cơ hội phát triển tư duy sáng tạo và khả năng sáng tác văn học.
Bài tập và hướng dẫn giải
Đọc và Thực hành tiếng Việt
Bài tập 1. Đọc lại văn bản Xuý Vân giả dại trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10, tập một (tr. 127–130) và trả lời các câu hỏi:
1. Nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật Xuý Vân được thể hiện qua lớp chèo Xuý Vân giả dại.
2. Liệt kê những từ, cụm từ chỉ trạng thái nội tâm của Xuý Vân được bộc lộ qua lời thoại. Trên cơ sở đó, hãy phân tích nguyên nhân sâu xa thúc đẩy Xuý Vân bày ra cảnh giả dại của mình.
3. Giữa giả dại và điên thật nhiều khi không có ranh giới rõ ràng. Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại có thể làm minh chứng cho điều này.
4. Nêu những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát. So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu” thể lục bát xuất hiện ở đây có điểm gì khác biệt? Bạn đánh giá thế nào về tác dụng của điểm khác biệt đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật và miêu tả tình huống của lớp chèo?
5. Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ "đò" trong hai dòng thơ sau:
Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,
càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.
6. Xác định nghĩa của các từ trắng giới giờ trắng trong lời thoại sau của Xuý Vân:
Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.
Gió trăng thời mặc gió trăng,
7. Xuý Vân có đáng được thông cảm hay không? Nêu ý kiến của bạn về vấn đề này.
Bài tập 2. Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con gà rừng ăn lẫn với công,
Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
Mà để láng giềng ai hay?
Bông bông dắt, bông bông díu,
Xa xa lắc, xa xa liu,
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.
Chờ cho bông lúa chín vàng,
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.
Bông bông dắt, bông bông díu,
Xa xa lắc, xa xa liu,
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.
(Xuý Vân giả dại, trích Kim Nham, Ngữ văn lớp 10, tập một, tr. 129)
1. Xác định dòng tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong lời thoại. Dòng tâm trạng này có thuần nhất không? Dựa vào đâu để nhận xét như vậy?
2. Trong lời thoại, nỗi niềm nào của nhân vật được lấy đi láy lại qua cách biểu đạt trực tiếp? Nỗi niềm ấy đã góp phần lí giải chuyện giả dại của Xuý Vân như thế nào?
3. Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của câu:“Con gà rừng ăn lẫn với công".
4. Phân tích khả năng gợi tả, gợi cảm của câu “Bông bông dắt, bông bông díu" được nhắc đến hai lần trong lời thoại.
5. Vi sao đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại được nhìn nhận như một điệu hát chèo có thể đưa ra trình diễn độc lập?
Bài tập 3. Đọc lại văn bản Huyện đường trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10, tập một (tr. 132 – 135) và trả lời các câu hỏi:
1. Lập bảng so sánh hai nhân vật tri huyện và để lại theo các tiêu chí: chức phận, tính cách, hành động. Những điều gì rút ra từ bảng so sánh trên có thể giúp bạn hiểu sâu thêm nội dung của cảnh tuồng Huyện đường?
2. Tri huyện tự nhận mình là kẻ "Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền". Việc làm nào của y (thể hiện qua lời thoại) cho thấy lời tự nhận đã nêu là hoàn toàn chính xác? HUC
3. Phân tích ý vị châm biếm toát ra từ lời thoại: “Quan chức nghĩ nên thú vị/ Vào ra cũng phải chuyên cần”
4. Giải thích nghĩa của câu:"Nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu". Theo bạn, triết lí sống chứa đựng trong câu này cho thấy điều gì về mối quan hệ quan – dân trong xã hội xưa?
5. Những thể thơ nào đã được tác giả sử dụng để xây dựng hệ thống lời thoại trong cảnh tuồng này? Ý nghĩa của sự lựa chọn đó là gì?
6. Nêu đặc điểm lời thoại của nhân vật trên sân khấu qua toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng. Theo bạn, vì sao lời thoại trên sân khấu lại có đặc điểm như vậy?
Bài tập 4. Đọc lại văn bản Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10, tập một (tr. 137 – 139) và trả lời các câu hỏi:
1. Nhan đề văn bản đã tạo nên sự hấp dẫn như thế nào với người đọc?
2. Nội dung hai câu đầu của phần sa-pô tập trung nhấn mạnh điều gì? Tại sao người viết lại quan tâm đến điều đó?
3. Từ những thông tin được trình bày trong văn bản, hãy lập một bảng tra cứu về nghệ thuật múa rối nước với sự chú thích ngắn gọn về các từ, cụm từ như: nhà rối (thuỷ đình), buồng trỏ, con rối, sào, dây, âm nhạc,... (Lưu ý: có thể tìm đọc thêm các tài liệu liên quan để có được bảng tra cứu đầy đủ theo cách nhìn nhận của mỗi cá nhân).
4. Theo bạn, ý tưởng “hiện đại soi bóng tiền nhân” đã được tác giả triển khai qua những thông tin cụ thể nào? Hãy nêu nhận xét về cách triển khai đó.
5. Bạn hiểu như thế nào về sự trăn trở của những người yêu nghệ thuật múa rối nước được đề cập ở cuối văn bản? Bạn có thể góp thêm ý kiến gì về vấn đề này?
Bài tập 5. Đọc lại văn bản Hồn thiêng đưa đường trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10, tập một (tr. 152 – 155) và trả lời các câu hỏi:
1. Tóm tắt tình huống được tái hiện trong cảnh tuồng Hồn thiêng đưa đường và nêu ấn tượng chung về tình huống đó.
2. Tìm trong văn bản (phần lời thoại) những câu cho biết về không gian, thời gian, tình thế diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Kim Lân và hồn Linh Tả.
3. Nghĩa vua tôi và tình huynh đệ đã được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Theo bạn, những tình nghĩa được thể hiện đó có thể đưa lại bài học tích cực gì cho cuộc sống của con người hôm nay?
4. Nhận xét sự khác biệt về ngôn ngữ giữa đoạn trích Hồn thiêng đưa đường và đoạn trích Huyện đường. Theo bạn, những nguyên nhân nào đã đưa đến sự khác biệt đó?
5. Nêu suy nghĩ về những khó khăn mà người đọc, người xem ngày nay có thể gặp phải khi tiếp cận với nghệ thuật tuồng truyền thống.
Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Vai hề đóng vai trò quan trọng trong các vở chèo vì trào lộng là một đặc trưng của loại hình nghệ thuật này, tương tự như sâu khấu cổ truyền các nước Đông Nam Á khác. Hề cốt mua vui cho khán giả, nhất là trong các vở có cảnh buồn. Theo quan niệm sân khấu của Sếch-xpia (Shakespeare), đời là sự pha trộn của hạnh phúc và khổ đau. Trong chèo, vai hề và các cảnh vui cười là dịp để cho người dân đã kích những thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến, kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong xóm làng. Hề chèo được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa châu Âu. ...
Có hai loại nhân vật trào phúng trong chèo: loại chính là hề, bao gồm hề mới (hể nhảy múa không dùng gậy) và hề gậy (hề nhảy múa với gậy), thường là người hầu.
Loại thứ hai có thể xuất hiện trong nhiều vai khác nhau, chẳng hạn như thầy bói, cô đồng, lão say, xã trưởng. Đôi khi những nhân vật này gây ra tiếng cười không liên quan trực tiếp đến vở diễn, vì hề (hay thầy bói, lão say,...) có thể bình luận về các nhân vật, về xã hội nói chung.
(Hữu Ngọc, Lady Borton (Chủ biên), Chèo (Popular theatre), NXB Thế giới, Hà Nội, 2008, tr. 21 – 22)
1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa lại là gì?
2. Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa nào của vai hề trên sân khấu chèo đã được nói đến trong đoạn trích?
3. Khi nói về vai hề trên sân khấu chèo truyền thống của Việt Nam, tác giả đã mở rộng sự liên hệ, so sánh như thế nào? Sự liên hệ, so sánh ấy có ý nghĩa gì? (Lưu ý: đoạn trích lấy từ một cuốn sách song ngữ Việt – Anh, hưởng tới cả độc giả nước ngoài).
4. Có nhiều phân cảnh trong các vở chèo cổ được biểu diễn trên sân khấu như một tác phẩm độc lập: Xã trưởng - Mẹ Đốp, Lão Say, Cu Sứt, Thầy bói đi chợ,... Người xem có thể thưởng thức trọn vẹn cái hay của chúng mà không cần nằm được toàn bộ tích trò (tích truyện) của vở diễn. Hiện tượng này liên quan đến nhận định nào trong đoạn trích trên? Vì sao bạn xác định như vậy?
5. Bạn có thêm cảm nhận gì về sân khấu chèo truyền thống sau khi đọc đoạn trích?