Giải bài tập sách bài tập (SBT) công dân lớp 8 cánh diều bài 2 Tôn trọng sự đa dạng của dân tộc
Giải bài tập sách bài tập (SBT) công dân lớp 8 Cánh diều bài 2 Tôn trọng sự đa dạng của dân tộc
Trong sách bài tập công dân lớp 8, bài tập về việc tôn trọng sự đa dạng của dân tộc là một phần quan trọng để giúp học sinh hiểu và tôn trọng sự đa dạng văn hóa, truyền thống của các dân tộc trong xã hội Việt Nam.
Sytu sẽ hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi và bài tập trong sách, đồng thời cung cấp cách giải đơn giản và rõ ràng nhất để học sinh dễ hiểu và tiếp thu thông tin một cách hiệu quả nhất.
Mục tiêu của chúng tôi là giúp học sinh củng cố kiến thức, nắm vững bài học và phát triển ý thức tôn trọng sự đa dạng văn hóa giữa các dân tộc, từ đó xây dựng một xã hội đa văn hóa, đoàn kết và hòa bình.
Bài tập và hướng dẫn giải
1. Em hãy lựa chọn phương án đúng trong các câu sau:
a) Yếu tố nào dưới đây không biểu hiện cho sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên trên thế giới?
A. Phong tục, tập quán.
B. Ngôn ngữ, chữ viết.
C. Phân biệt, kì thị.
D. Nghệ thuật, ẩm thực.
b) Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới sẽ góp phần
A. làm cho văn hoá nhân loại thêm đặc sắc.
B. hạn chế sự giao lưu học hỏi của các dân tộc.
C. tạo nên sự cách biệt giữa các quốc gia, dân tộc.
D. thúc đẩy sự độc quyền kinh tế của một số nước.
c) Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới thể hiện ở thái độ, việc làm nào dưới đây?
A. Giao lưu văn hoá với các bạn học sinh quốc tế.
B. Đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc.
C. Ứng xử thân thiện với công dân các quốc gia khác.
D. Tuân thủ quy tắc khi tham gia lễ hội của các dân tộc.
2. Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và viết ra các biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được thể hiện trong từng hình ảnh.
3. Em hãy chọn một quốc gia trên thế giới và nêu những biểu hiện sự đa dạng dân tộc của quốc gia đó theo gợi ý sau:
Lĩnh vực | Biểu hiện sự đa dạng |
1. Phương thức sinh hoạt | |
2. Phong tục, tập quán, lễ hội,... | |
3. Trang phục | |
4. Nghệ thuật | |
5. Ẩm thực |
4. Em hãy đọc các thông tin dưới đây và cho biết:
Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa thể hiện trong thông tin.
Tôn trọng sự đa dạng sẽ mang lại giá trị gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tôn trọng sự đa dạng đó?
Thông tin 1. Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đông đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng. Có khoảng 1300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Mĩ và Nam Mỹ, con số này là 1064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.
(Theo vietnamnet.vn)
Thông tin 2. Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội,... Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Trong quan hệ, người châu Á coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau.
(Theo du khach.quangbinh.gov.vn, ngày 19/11/2012)
Thông tin 3. Mỗi quốc gia có tập tục đón Giao thừa khác nhau, với những điều độc đáo thú vị. Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên chế và nhảy xuống đất. Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lây vali kéo chạy quanh khu nhà. Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm. Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,... Tất cả đều đề hy vọng đón một năm mới thịnh vượng, giàu có và may mắn.
(Theo thanhnien.vn)
5. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Sự khác biệt tạo nên tính đa dạng của các dân tộc, trong đó mỗi dân tộc mang một bản sắc, giá trị riêng.
B. Sự khác nhau về ngôn ngữ, chữ việt, trang phục của các dân tộc là biểu hiện sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới.
C. Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân thuộc các dân tộc khác nhau là một yêu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, là phẩm chất của người công dân toàn cầu.
D. Sự khác biệt về cá tính, sở thích, năng lực giữa mọi người trong một cộng đồng, dân tộc, quốc gia sẽ làm cộng đồng, dân tộc, quốc gia đó yếu đi
E. Xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính đều xuất phát từ việc thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc.
G. Khi các dân tộc trên thế giới tôn trọng sự khác biệt của nhau, thế giới sẽ hòa bình và phát triển.
6. Theo UNESCO, một phần không nhỏ các mâu thuẫn, xung đột xảy ra trên thế giới có liên quan tới sự khác biệt về văn hoá. Thu hẹp khoảng cách khác biệt trong văn hoá là việc làm cấp thiết để hướng tới một thế giới an toàn, hoà bình và phát triển. Chính vì vậy, việc chấp nhận sự đa dạng về văn hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối thoại giữa các quốc gia trên thế giới, tạo nền tảng để củng cố sự tôn trọng hiểu biết và cùng phát triển với nhau.
Em hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trong nhận định trên như thế nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện quan điểm của em về vấn đề này.
7. Em hãy nêu ví dụ về 3 hoạt động tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới và phân tích ý nghĩa của những hoạt động đó.
8. Hành vi nào dưới đây thể hiện tôn trọng hoặc không tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?
Hành vi | Ý kiến | Giải thích | |
Đồng ý | Không đồng ý | ||
A. Bình phẩm, thể hiện thái độ không chấp nhận sự khác biệt của người khác | |||
B. Lo sợ tiếp thu nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới sẽ làm mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình | |||
C. Thừa nhận những giá trị riêng có của các dân tộc, dù đó là dân tộc lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo | |||
D. Yêu cầu các dân tộc khác tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của dân tộc mình. | |||
E. Giới thiệu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình với các dân tộc khác |
9. Gần đây, bạn Mai thây cô Lan (em gái của bố) đang tìm hiểu các trại hè ở nước ngoài để cho con trai 10 tuổi tham dự. Mai suy nghĩ, cô Lan làm gì nhiều tiền, con của cô mới 10 tuổi sao lại cứ phải ra nước ngoài, ở ngay trong nước cũng có trại hè quốc tế. Nghe Mai tâm sự, Hùng giải thích, tham gia trại hè quốc tế không chỉ để trau dồi vốn tiếng Anh, làm quen với bạn mới, thích nghi với môi trường mới, mà quan trọng hơn là được tìm hiểu nền văn hoá của đất nước khác, thấy được sự văn minh, tiễn bộ và có cơ hội giao lưu nhiều hơn. Chỉ ra nước ngoài mới có thể làm được điều này.
Em nhận xét thể nào về suy nghĩ của bạn Mai và cách giải thích của bạn Hùng?
10. Một số bạn học sinh lớp 8C không đồng tình khi nghe thấy Hải khẳng định: Xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính đều xuất phát từ việc thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc. Hường đồng tình với Hải, nhưng không biết phải giải thích như thế nào với các bạn.
a) Theo em, vì sao các bạn học sinh lớp 8C không đồng tình với khẳng định của Hải?
b) Nếu là Hường, em sẽ nói gì với các bạn?
11. Hiện nay, không ít bạn trẻ quan niệm rằng, để hội nhập thì phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ, trang phục phải dùng hàng có thương hiệu của nước ngoài, các ngày lễ, tết phải đi du lịch đó đây, thưởng thức các món ăn ở nhà hàng Tây. Với quan niệm này, các bạn trẻ đã đua nhau đi học ngoại ngữ, khi giao tiếp thì dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng Tây mà chăng quan tâm đến việc người nghe có biết, có hiểu hay không. Tiền vất vả kiếm được đều dùng mua hàng hiệu, tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc kỷ niệm tại các nhà hàng sang trọng.
Em có đồng tình với cách sống của các bạn trẻ trong trường hợp trên không? Vì sao?
12. Chị Hạnh là nhân viên bán hàng của một công ty mỹ phẩm lớn. Để đạt doanh số bán hàng mỗi tháng, chị Hạnh đã nỗ lực không ngừng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau như nhắn tin bằng các ứng dụng mạng xã hội, gửi thư điện tử, gọi điện thoại,... bất kể ngày đêm.
a) Theo em, việc làm của chị Hạnh có đúng không?
b) Em có động tình với việc làm của chị Hạnh không? Vì sao?
13. Giờ ra chơi, thấy Khang đang tập trung giải bài tập Toán mà cô giáo vừa sửa trên bảng theo một cách khác, Tùng nói: “Cô giáo đã giải rồi, tìm cách khác làm gì tốn công, ra ngoài chơi đi”.
a) Em có đồng tình với bạn Tùng không? Vì sao?
b) Em sẽ làm gì để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập của mình?
14. Trường của Nam chuẩn bị đón một đoàn học sinh quốc tế sang giao lưu và học tập. Biết Nam là chi đội trưởng, lại giỏi tiếng Anh nên cô giáo Tổng phụ trách Đội đã phân công Nam cùng một số bạn lớp khác xây dựng kế hoạch đón tiếp và tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ với các bạn học sinh quốc tế. Khi Nam đề nghị họp nhóm để làm việc thì nhiều bạn lấy lý do bận học không tham gia, có bạn còn nói rằng, việc này là của nhà trường và thầy cô, không phải của học sinh.
Nếu là Nam, em sẽ làm thế nào để thuyết phục các bạn cùng em hoàn thành nhiệm vụ?
15. Em hãy viết một kịch bản hoặc vẽ một bức tranh có nội dung phê phán hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hoá.