Giải bài tập sách bài tập (SBT) công dân lớp 8 cánh diều bài 1 Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam

Giải chi tiết sách bài tập công dân lớp 8 Cánh diều bài 1: Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau giải các câu hỏi và bài tập trong sách bài tập công dân lớp 8 Cánh diều bài 1 với cách giải chi tiết, dễ hiểu nhất. Sytu sẽ hướng dẫn từng bước một để giúp các em hiểu rõ về nội dung bài học, từ đó củng cố kiến thức và nắm vững bài học. Hy vọng rằng qua việc học tập này, mọi người sẽ tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam và giữ vững những giá trị đó trong lòng mình.

Bài tập và hướng dẫn giải

1. Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu dưới đây:

a) Truyền thống của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam và được truyền từ

A. gia đình này sang gia đình khác.

B. dòng họ này sang dòng họ khác.

C. dân tộc này sang dân tộc khác.

D. thế hệ này sang thế hệ khác.

Trả lời: Cách làm:- Đọc kỹ câu hỏi và hiểu đề bài cần tìm phương án đúng.- Xem xét từng phương án trả lời và... Xem hướng dẫn giải chi tiết

b) Hành động nào dưới đây là biểu hiện truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Kiên cường chống giặc ngoại xâm.

B. Luôn đổi mới theo thời đại.

C. Loại trừ văn hoá của các dân tộc khác.

D. Dựa dẫm và phụ thuộc vào dân tộc khác.

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ câu hỏi để hiểu rõ ý đề bài.2. Xác định các hành động trong đáp án và phân tích... Xem hướng dẫn giải chi tiết

c) Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam là bảo vệ, giữ gìn đề các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú và

A. sâu đậm hơn. 

C. được củng cố.

B. tăng trưởng hơn.

D. giữ vị trí thông trị.

Trả lời: Cách làm:Để bảo vệ và giữ gìn truyền thống của dân tộc Việt Nam và phát triển chúng phong phú hơn,... Xem hướng dẫn giải chi tiết

d) Hành vi nào dưới đây thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương.

B. Sùng bái văn hoá của các dân tộc khác.

C. Coi nhẹ các hoạt động lao động chân tay.

D. Chỉ quan tâm lợi ích của chính mình.

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ câu hỏi để hiểu rõ yêu cầu và lựa chọn đáp án phù hợp.2. Phân tích các hành vi... Xem hướng dẫn giải chi tiết

e) Khi trưởng thành, chị B cùng nhóm bạn vẫn thường về thăm lại trường cũ và tri ân thầy cô mỗi khi có dịp. Việc làm của chị B và nhóm bạn thể hiện phẩm chất nào dưới đây?

A. Nâng cao vị thế cá nhân

B. Đoàn kết cùng phát triển

C. Tôn trọng kỉ cương, nghi lễ

D. Kế thừa truyền thống dân tộc

Trả lời: Cách làm:1. Xác định từ khóa trong câu hỏi: Chị B và nhóm bạn, thăm lại trường cũ, tri ân thầy cô,... Xem hướng dẫn giải chi tiết

2. Hành động, biểu hiện nào trong những hình ảnh dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Em hãy viết lời giải thích vì sao theo từng ảnh.

Hành động, biểu hiện nào trong những hình ảnh dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Em hãy viết lời giải thích vì sao theo từng ảnh.

Trả lời: Cách làm:- Xem từng hình ảnh để hiểu hành động, biểu hiện nào thể hiện niềm tự hào về truyền thống... Xem hướng dẫn giải chi tiết

3. Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và cho biết:

  • Tên những truyền thống của dân tộc Việt Nam thể hiện trong câu ca dao, tục ngữ.

  • Giá trị của những truyền thống đó đối với đất nước và con người Việt Nam.

  • Em tự hào nhất về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Vì sao?

a) Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

b) Ru con con ngủ cho lành,

Để mẹ múc nước rửa bành con voi.

Muốn coi lên núi mà coi,

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.

c) Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

d) Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

e) Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

g) Gươm vàng rơi xuống Hồ Tây 

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

Trả lời: Cách làm:1. Đọc lướt qua các câu ca dao, tục ngữ để hiểu nội dung chính.2. Xác định tên truyền thống... Xem hướng dẫn giải chi tiết

4. Em hãy liệt kê những truyền thống của dân tộc Việt Nam trong đoạn thông tin dưới đây và xác định biểu hiện niềm tự hào về những truyền thống đó theo gợi ý trong bảng.

... Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lí của Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo nên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà - làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sông có đạo lí, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lôi ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh.

Tên truyền thống

Biểu hiện niềm tự hào về truyền thống

  
  
  
  
Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ đoạn thông tin để hiểu rõ về những truyền thống của dân tộc Việt Nam được đề... Xem hướng dẫn giải chi tiết

5. Em hãy nhận xét suy nghĩ, việc làm của các bạn trong đoạn hội thoại dưới đây:

- Hà: Bây giờ có phải thời chiến tranh đâu mà cô giáo yêu câu bọn mình viết ra những việc cần làm để thể hiện lòng yêu nước nhỉ? 

- Vân: Đâu phải cứ có chiến tranh thì mới có cơ hội thể hiện lòng yêu nước. Có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước như học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.

- Mạnh: Anh trai tớ bảo, lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó với công việc đó hay làm giàu chính đáng cũng là yêu nước.

- Hà: Anh của cậu nói không đúng, vì đó là việc làm cho bản thân mình chứ không phải cho đất nước nên không thể hiện lòng yêu nước.

- Vân: Tớ đồng ý với anh của Mạnh, vì đó là không chỉ là thể hiện lòng yêu nước mà còn là cách giữ gìn và phát huy truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ nữa. Có những việc tưởng nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không huỷ diệt muông thú cũng đều là yêu nước.

Trả lời: Câu trả lời đầy đủ và chi tiết hơn có thể được viết như sau:Trong đoạn hội thoại, Vân đã đưa ra quan... Xem hướng dẫn giải chi tiết

6. Hãy nêu tên 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và viết ra những việc em đã làm tốt, những việc em làm chưa tốt (hoặc chưa làm được) khi giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc. Đề xuất cách khắc phục những việc làm chưa tốt.

Tên truyền thống

Những việc đã làm tốt

Những việc làm chưa tốt/chưa làm được và cách khắc phục

   
   
   
   
   
Trả lời: Cách 1:1. Xác định 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Tôn trọng và tri ân tổ tiên, Yêu... Xem hướng dẫn giải chi tiết

7. Đọc câu chuyện

1. VUA LÊ HIẾN TÔNG VÀ BÁT CANH CUA CỦA THẦY

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại câu chuyện cảm động về đạo thầy trò trong một lần vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.

Vua Lê Hiến Tông (1461 — 1504) là vị vua thứ sáu nhà Hậu Lê, tại ngôi năm 1497 ~ 1504. Vua có tên huý Lê Tranh, còn có tên khác là Huy. Người Đời truyền tụng Hiến Tông là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà.

Trong chuyến về thăm thầy cũ, đến cổng làng Châu Khê, nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thây. Vua chỉ chọn 2 đến 3 cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo rồi ôn tồn nói với mọi người đi theo: “Hôm nay trẫm về đây để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán, vì vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán”. Nhà vua đi bộ vào nhà thầy, cùng với cụ Nguyên Bảo thưởng thức chén trà hương, ăn bữa cơm quê gia đình. Nhà vua đặc biệt thưởng thức món canh cua quê kiểng, bất giác nói: “Thầy cho con ăn một bát canh này thật là niềm hạnh l phúc. Hương vị của đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon”.

(Theo zingnews.vn)

a) Hành động của vua Lê Hiển Tông thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

b) Em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của truyền thống đó trong câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân.

Trả lời: a) Hành động của vua Lê Hiến Tông thể hiện truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc Việt Nam.b)... Xem hướng dẫn giải chi tiết

2. HAI BÀN TAY

Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm, mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba _ tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không?

Người bạn đột nhiên đáp:

- Tắt nhiên là có chứ!

Anh Ba hỏi tiếp:

- Anh có thể giữ bí mật không?

Người bạn đáp:

- Có.

Anh Ba nói tiếp:

- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm,... Anh muốn đi với tôi không?

Anh Lê đáp:

- Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây. - Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm đề giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết,... và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.

(Theo badt.thuathienhue.gov.vn)

a) Trong câu chuyện, những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được Bác Hồ giữ gìn và phát huy?

b) Việc giữ gìn và phát huy những truyền thống của dân tộc đã mang lại điều gì cho Bác Hồ và dân tộc Việt Nam? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

Trả lời: Để trả lời câu hỏi trên, bạn có thể làm như sau:a) Trong bài viết, những truyền thống của dân tộc... Xem hướng dẫn giải chi tiết

8. Có ý kiến cho rằng, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hoá của dân tộc mình thì được hiểu là biểu hiện của lòng yêu nước.

Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm trên? Vì sao?

Trả lời: Có nhiều cách để trả lời câu hỏi trên, dưới đây là một cách trả lời chi tiết và đầy đủ hơn:Để thể... Xem hướng dẫn giải chi tiết

9. Sau chuyên đi trải nghiệm ở Nghĩa trang Trường Sơn và Thành cổ Quảng Trị, bạn H thấy rất kính trọng và biết ơn các thế hệ cha ông đi trước. H tự nhủ phải cố gắng học tập, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động cộng đồng.

Em hãy viết một đoạn ngắn để bày tỏ quan điểm của mình về suy nghĩ của bạn H.

Trả lời: Cách 1:Bước 1: Em sẽ bắt đầu bằng việc nhìn lại nội dung của câu hỏi, hiểu rõ yêu cầu và ý nghĩa của... Xem hướng dẫn giải chi tiết

10. Hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên coi nhẹ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Em hãy đề xuất ba biện pháp đề khắc phục hiện tượng đó và giải thích tại sao đề xuất các biện pháp này.

Trả lời: Cách làm:1. Xác định vấn đề: Thanh thiếu niên coi nhẹ giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.2.... Xem hướng dẫn giải chi tiết

11. Bạn A thành lập nhóm để tham gia cuộc thi “Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam” do nhà trường tổ chức vào dịp 22/12. Trong buổi họp nhóm, A đưa ra kế hoạch dự thi với nội dung tìm hiểu biểu hiện về truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm thời phong kiến, G lên tiếng phản đối vì cho răng trong thời đại 4.0 hiện nay, không nên khơi gợi lại những truyền thống đã xưa cũ, nên tìm một truyền thống nào hợp thời hơn, một số bạn trong nhóm đã đồng tình với G.

Nếu là A, em sẽ thuyết phục G và các bạn trong nhóm như thế nào?

Trả lời: Cách giải quyết vấn đề có thể là:1. Nghe và lắng nghe ý kiến của G và các bạn, hiểu và đồng cảm với... Xem hướng dẫn giải chi tiết

12. Sau khi đọc thông tin “Đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân lâm vào cảnh thiếu thốn về vật chất, trong lúc đó “cây ATM gạo” miền phí của anh Hoàng Tuấn Anh sáng chế được đặt ở 204 đường Vườn Lài, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Cây ATM gạo được cấu tạo gôm một nút bấm kết nối với cột van tự động và một thùng chứa gạo. Khi một người tới nhấn nút, gạo sẽ tự động chạy ra từ trong thùng chứa; mỗi lần lấy được khoảng 1,5kg gạo. Nhờ phát minh này mà sau này đã có thêm rất nhiều cây ATM gạo, thực phẩm ra đời hỗ trợ người dân trong mùa dịch”, các bạn học sinh lớp 8A1 tranh luận với nhau, nhiều ý kiến cho rằng sự ra đời của cây ATM gạo đã thể hiện rõ nét sự kế thừa và phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam.

Em có đồng tình với ý kiến của các bạn học sinh lớp 8A1 không?

Trả lời: Cách làm:1. Xác định ý kiến mà em đồng tình với ý kiến của các bạn học sinh lớp 8A1.2. Tìm hiểu về... Xem hướng dẫn giải chi tiết

13. Em hãy tìm hiểu và kể lại một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam theo gợi ý:

  • Tên truyền thống, những biểu hiện cụ thể của truyền thống
  • Những giá trị mà truyền thống đã mang lại
  • Việc giữ gìn, phát huy truyền thống đó hiện nay như thế nào?
  • Em đã làm gì để thể hiện niềm tự hào về truyền thống đó?
Trả lời: Cách làm:1. Xác định truyền thống cần tìm hiểu: Truyền thống hiếu học.2. Tìm hiểu và ghi chép các... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.47050 sec| 2241.938 kb