Bài tập 5. Đọc lại văn bản Đi lấy mật (từ Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng đến trông...

Câu hỏi:

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Đi lấy mật (từ Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng đến trông cái miệng thấy ghét quá) trong sách giáo khoa (SGK) (tr. 21 – 22) và trả lời các câu hỏi:

1. Nhân vật An có những cảm xúc gì khi quan sát cảnh rừng U Minh?

2. Điều gì khiến nhân vật An cảm thấy “bực mình” với người bạn đồng hành của mình?

3. Vì sao nhân vật Cò có thái độ “lơ là”, không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An?

4. Nêu nhận xét về cách nhà văn miêu tả lời nói và cảm xúc, suy nghĩ của hai nhân vật An và Cò.

5. Chủ ngữ (in đậm) trong câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn. Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vọt cất cánh bay lên.

6. Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn vị ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn.

a. Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng.

b. Tôi nhìn theo ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp.

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Hồng Phương
Cách làm:

1. Đọc lại văn bản Đi lấy mật trong sách giáo khoa (SGK) và tìm hiểu về cảm xúc của nhân vật An và Cò.
2. Tìm các chi tiết trong văn bản để trả lời các câu hỏi.
3. Ghi chú lại ý chính của từng câu hỏi và tìm cách trả lời một cách chi tiết và đầy đủ.

Câu trả lời:

1. Nhân vật An có cảm xúc thích thú, cảm thấy thú vị và bất ngờ về vẻ đẹp của các loài chim lạ ở đây.
2. Điều khiến An bực mình đó chính là: bị Cò nói chim đó không có gì đẹp cả, và ý nói An còn nhiều loài chim đẹp hơn thế.
3. Vì nhân vật Cò là một nhân vật đã có trải nghiệm, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng đất rừng phương Nam. Cò không còn quá xa lạ với những con chim này và cảm thấy nó rất bình thường.
4. Nhận xét:
- Nhân vật An là một cậu bé yêu thiên nhiên và thích thú với những điều mới mẻ.
- Nhân vật Cò là một người đã sống ở đây, có nhiều trải nghiệm nhưng lại hết sức bình tĩnh, và cảm thấy hết sức bình thường với cảnh đẹp ở đây.
5. Rút gọn: Một bầy chim hàng nghìn con => Một bầy chim. Khi rút gọn ta thấy được dù không nói đến thêm là một nghìn con nhưng từ bầy đã nói lên là rất nhiều con rồi.
6.
a. Rút gọn vị ngữ: tiếp tục tới một cái trẳng rộng. Nghĩa của câu không thay đổi, vẫn là hành động đi tới một chỗ nào đó trước đó đã đi qua rồi.
b. Rút gọn vị ngữ: Nhìn theo ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp. Nghĩa của câu không thay đổi, vẫn là theo dõi một sự việc, hành động đang được diễn ra.
Bình luận (4)

Phạm thị thương

4. Nhà văn miêu tả lời nói và cảm xúc của hai nhân vật An và Cò rất sống động và chân thực. Phần miêu tả giúp độc giả hiểu rõ cảm xúc và suy nghĩ của từng nhân vật, đồng thời tạo nên sự phong phú và đa chiều trong tác phẩm văn học.

Trả lời.

agdfbazfb kbjavbadf

3. Nhân vật Cò có thái độ lơ là và không hưởng ứng những cảm xúc của An vì Cò có tâm lý bất đồng với An trong việc quan tâm và bảo vệ môi trường. Cò có thể không hiểu hết sự quan trọng của việc bảo vệ rừng và không cảm thấy có trách nhiệm trong việc này.

Trả lời.

Hồng Trương

2. An cảm thấy bực mình với người bạn đồng hành của mình là do hành động tham lam và tàn phá môi trường của người đó. An không chấp nhận được việc bạn đồng hành đồng ý với việc phá rừng và lấy mật ong một cách không bền vững. Điều này khiến An thất vọng và tức giận.

Trả lời.

Xuân Trần Thị

1. Nhân vật An có những cảm xúc rất ấn tượng và mâu thuẫn khi quan sát cảnh rừng U Minh. An cảm thấy tò mò, hứng khởi và tràn ngập cảm xúc với vẻ đẹp tự nhiên của rừng U Minh. Tuy nhiên, An cũng cảm thấy đau lòng và bực mình khi thấy cảnh phá rừng, khai thác mật ong một cách tàn bạo.

Trả lời.
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.15386 sec| 2143.633 kb