I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:
LỜI RU CỦA MẸ
Xuân Quỳnh
Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát.
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng.
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống.
Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con.
Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.
(Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm) : Bài thơ “Lời ru của mẹ” được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do. B. Lục bát. C. Bốn chữ. D. Năm chữ.
Câu 2 (0,5 điểm) : Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ trên ?
A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận
C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
D. Biểu cảm kết hợp nghị luận
Câu 3 (0,5 điểm) : Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“ Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn. ”
A. Nhân hoá. B.So sánh C. Điệp ngữ D. Hoán dụ
Câu 4 (0,5 điểm) : Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.
A. Đúng B. Sai
Câu 5 (0,5 điểm) :Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu thơ: “Trên đường xa nắng gắt”?
Top of Form
A . Trên đường xa nắng gắt B . Trên đường xa
C. Nắng gắt D. Đường xa nắng gắt
Câu 6 (0,5 điểm) : Hình ảnh lời ru gắn liền với các sự vật (tấm chăn, ngọn cỏ, bóng mát…) cho em biết “lời ru” được nhìn dưới con mắt của ai?
A. Bà nội.
B. Người mẹ.
C. Cô giáo.
D. Người con.
Câu 7 (0,5 điểm) : Trong bài thơ, tác giả so sánh “lời ru” với những hình ảnh nào?
A. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, cánh đồng.
B. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, bóng mát
C. Biển rộng, giấc mộng, ngọn cỏ, bầu trời
D. Tấm chăn, giấc mộng, dòng sông, bóng mát
Câu 8 (0,5 điểm) : Xác định chủ đề của bài thơ “ Lời ru của mẹ ”.
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Tình yêu đất nước
C. Tình mẫu tử
D. Tình cảm gia đình
Câu 9 (1,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, hãy nêu ý nghĩa lời ru của mẹ (trình bày thành đoạn văn từ 5-7 câu).
Câu 10 (1,0 điểm): Kể ít nhất 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với mẹ của mình.
Xin lỗi nếu mình làm phiền, nhưng mình đang mắc kẹt với câu hỏi này và mình thật sự cần một ai đó giúp đỡ. Mọi người có thể dành chút thời gian để hỗ trợ mình được không?
Các câu trả lời
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 6
Câu hỏi Lớp 6
Bạn muốn hỏi điều gì?
Phạm Đăng Linh
Câu 1: Bài thơ "Lời ru của mẹ" được viết theo thể thơ Lục bát.Câu 2: Phương thức biểu đạt của bài thơ trên là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau là hoán dụ.Câu 4: Đúng, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.Câu 5: Trạng ngữ chỉ nơi chốn trong cấu trúc "Trên đường xa nắng gắt" là trên đường xa.Câu 6: Hình ảnh lời ru gắn liền với các sự vật như tấm chăn, ngọn cỏ, bóng mát... được nhìn dưới con mắt của người mẹ.Câu 7: Trong bài thơ, tác giả so sánh "lời ru" với những hình ảnh như tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, bóng mát.Câu 8: Chủ đề của bài thơ "Lời ru của mẹ" là tình yêu mẫu tử.Câu 9: Ý nghĩa của lời ru của mẹ là tình yêu thương, quan tâm và chăm sóc của người mẹ dành cho con. Lời ru ẩn chứa trong từng hình ảnh mà bài thơ miêu tả, từ việc ru ngủ, ru xuống ruộng cho đến ru trên đường xa và ru khi con ra biển rộng, lời ru của mẹ luôn ở bên cạnh và chăm sóc con suốt từ lúc mới ra đời cho tới khi con lớn khôn.Câu 10: Hai hành động cụ thể mà em có thể thể hiện tình yêu đối với mẹ là: giữ gìn sức khỏe để không làm mẹ lo lắng và học tập chăm chỉ để làm hài lòng mẹ.
Đỗ Bảo Dung
Câu 4: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.
Đỗ Văn Hưng
Câu 3: Biạn pháp tù từ sử dụng trong hai câu thơ sáu đầu loc là hoán dụ.
Đỗ Hồng Huy
Câu 2: Phương thức biểu đạt của bài thơ là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Đỗ Bảo Hạnh
Câu 1: Bài thơ 'Lời ru của mẹ' được viết theo thể thơ Lục bát.