Giải bài tập 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Cơ quan lập pháp là cơ quan thực hiện chức năng lập pháp của một quốc gia, tức là làm luật và sửa đổi luật.
Theo Hiến pháp năm 1992, cơ quan lập pháp của Việt Nam là Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội không chỉ có chức năng lập pháp mà còn là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, tức là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
Lập pháp không phải là chức năng duy nhất của Quốc hội. Quốc hội cũng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhân dân và thực hiện quyền lực của nhân dân.
Đây là điểm nổi bật của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là vai trò và chức năng của cơ quan lập pháp trong việc xây dựng và thực thi luật pháp đúng đắn.
Bài tập và hướng dẫn giải
Khám phá
Câu 1: Theo em, Đảng lãnh đạo bộ máy nhà nước trên những phương diện nào? Hãy nêu ví dụ minh họa.
Câu 2: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện như thế nào trong thông tin 2?
Câu 3: Em hãy cho biết các luật, nghị quyết, pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua sẽ do những cơ quan nào tổ chức thi hành, thực hiện.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát? Thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa như thế nào?
Câu 5: Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân như thế nào? Em hãy cho biết nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng phương thức và qua cơ quan, tổ chức nào?
Câu 6: Em hãy nêu biểu hiện của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.
Câu 7: Qua lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hiểu thế nào là tập trung dân chủ?
Câu 8: Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện như thế nào?
Câu 9: Các văn bản pháp luật trong hình ảnh trên quy định tổ chức và hoạt đoọng của cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 10: Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
Câu 11: Việc thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 12: Theo em, tính thống nhất của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
Câu 13: Việc đẩy mạnh cải cách hành chính thể hiện tính nhân dân của bộ máy hành chính nhà nước ta như thế nào? Nhân dân thực hiện quyền gì để tham gia thành lập bộ máy nhà nước?
Câu 14: Em hãy nêu biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 15: Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của mình thể hiện điều gì?
Câu 16: Theo em, vì sao các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân công quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau?
Câu 17: Tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
Câu 18: Trong thông tin 2, vì sao các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy?
Câu 19: Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
LUYỆN TẬP
Câu 20: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Tất cả các cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia váo bộ máy nhà nước.
b. Khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, người dân có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo.
c. Cơ quan nhà nước cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
d. Người đứng đầu, lãnh đạo các cơ quan trong bộ máy nhà nước có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan đó.
Câu 21: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
a. N hay tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.
b. D kiên quyết từ chối in tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Là cán bộ một cơ quan nhà nước, ông A phát hiện quyết định của lãnh đạo có nhiều sai phạm nhưng vẫn giữ im lặng.
d. Chính quyền địa phương C đến trường học để lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc xây dựng một dự án cho trẻ em trên địa bàn.
Vận dụng
Câu 23: Em hãy viết một bài luận thể hiện vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.
Câu 24: Em hãy viết bài chia sẻ tác dụng tích cực của việc cải cách hành chính ở địa phương em.