D2. Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây đã bị ảnh hưởng bởi tác hại của Internet. Giải thích câu...

Câu hỏi:

D2. Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây đã bị ảnh hưởng bởi tác hại của Internet. Giải thích câu trả lời của mình.

1) Tuấn phát hiện ra rằng các công cụ tìm kiếm và những trang học trực tuyến trên mạng có rất nhiều thông tin, thậm chí có cả bài giải mẫu. Từ đó, mỗi khi gặp một bài tập khó, khi cần nhớ lại một kiến thức đã học thì Tuấn lại lên mạng tìm kiếm đáp án có sẵn thay vì suy nghĩ và cố gắng nhớ lại. Dần dần khả năng độc lập suy nghĩ và trí nhớ của Tuấn bị giảm sút, trong phòng thi Tuấn không làm được bài vì đã quen lệ thuộc vào mạng.

2) Nga không thể rời xa chiếc điện thoại thông minh, thậm chí cả trong lúc đang sạc pin vì bận tán gẫu với bạn bè, người quen trên mạng xã hội. Trong giờ học Nga cũng lén vào mạng. Mất tập trowng tác ung, học hành bê trễ, kết quả giảm sút vì lúc nào Nga cũng ngóng đợi để xem và tương tác với những bình luận, số like (tỏ ý thích và ủng hộ), ảnh hoặc video trên đó.

3) Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ ở lại lớp.

4) Học đòi theo trào lưu, hàng vạn thanh thiếu niên bấm nút like những đoạn video vô văn hóa và bạo lực của T, một kẻ "giang hồ" nổi tiếng trên mạng xã hội. Trước khi bị kết án nhiều năm tù, kênh Youtube của T có hàng triệu lượt đăng kí, trang mạng xã hội Facebook có hàng trăm nghìn lượt theo dõi. Nhiều học sinh tôn sùng T như thần tượng, học theo những điệu bộ lời nói của T.

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Văn Linh
Cách làm:
1. Đọc và hiểu câu hỏi.
2. Xác định từng trường hợp và điểm chung của chúng.
3. Viết câu trả lời dựa trên những điểm chung đó.

Câu trả lời chi tiết và đầy đủ hơn:
D2. Tất cả các trường hợp đều đã bị ảnh hưởng bởi những mặt trái, tác hại của Internet. Cụ thể:
1) Tuấn đã bị ảnh hưởng bởi tác hại: "Lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo và ghi nhớ do quá ỷ lại vào công cụ tìm kiếm và kho thông tin trên Internet".
2) Nga đã bị ảnh hưởng bởi tác hại: "Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành".
3) Nam bị ảnh hưởng bởi tác hại: "Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành".
4) Những thanh thiếu niên nhẹ dạ, hùa theo đám đông trong trường hợp này đã bị ảnh hưởng bởi tác hại: "Bị ảnh hưởng bởi những nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục; bị lây nhiễm lối sống thiếu lành mạnh".
Bình luận (4)

Lê Hoàng Long

Trường hợp 4 ảnh hưởng bởi tác hại của Internet vì học sinh theo trào lưu và tôn sùng những đoạn video vô văn hóa và bạo lực trên mạng. Việc này có thể dẫn đến học sinh bị ảnh hưởng tiêu cực từ những nội dung độc hại trên Internet và học theo những hành vi không tốt từ các tài khoản mạng xã hội mà họ theo dõi.

Trả lời.

Ngọc Nguyễn Thị

Trường hợp 3 ảnh hưởng bởi tác hại của Internet vì Nam lạm dụng thời gian chơi game, bỏ qua việc học hành và ăn uống. Việc này dẫn đến Nam có kết quả học tập kém và nguy cơ phải ở lại lớp.

Trả lời.

Nhật Nhật Nhật Lê

Trường hợp 2 ảnh hưởng bởi tác hại của Internet vì Nga dành quá nhiều thời gian vào điện thoại và mạng xã hội, bỏ qua việc học hành và tập trung vào việc tương tác trên mạng. Điều này làm cho Nga mất tập trung và kết quả học tập giảm sút.

Trả lời.

Tạ Thuỳ Dương

Trường hợp 1 ảnh hưởng bởi tác hại của Internet vì Tuấn đã trở nên phụ thuộc vào mạng, thay vì suy nghĩ và tập trung giải quyết vấn đề, Tuấn chỉ biết tra cứu đáp án trên mạng. Điều này dẫn đến giảm sút khả năng độc lập suy nghĩ và trí nhớ của em.

Trả lời.
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.05892 sec| 2169.586 kb