Bài tập 7.Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Ngước mái đầu hói, riềm tóc lơ thơ đã bạc...

Câu hỏi:

Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ngước mái đầu hói, riềm tóc lơ thơ đã bạc hết, ông Bằng chắp hai tay trước ngực. Khói hương và khung cảnh trầm tĩnh đưa hiện tại về quá khứ. Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiệntầng tầng lớp lớp những ảnh hình khi tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ. Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương. Và em, cùng con trai cả của ba mẹ. Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,

Trong giây lát, nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất, ông Bằng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo, thoát trần. Nhưng ông chỉ ở trong dòng tình cảm trôi lững lờ đó trong giây phút. Quả khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung. Bởi vậy, ông lại trở về với những ngày đang sống, với những người đang sống. Mắt ông bỗng cay sè. Lòng ông bồn ngộn. Và ông vội củi xuống, bật trên môi những lời cầu khẩn thành kính và run rẩy:

– Hôm nay ngày ba mươi tháng Chạp năm Bính Tuất, buổi tất niên, con cùng các nam tử, nữ tử, tôn tử,...

Rồi theo lời cha, Luận bỗng bấm tay Đông. Mặt Luận biến sắc. Rõ ràng là khi kể tên các con trai, ông cụ đã gạt tên thằng Cừ. Lý ngọ nguậy không yên, lát sau, ghé tai chị Hoài, hí hửng: “Chị ơi, em biết khẩn đúng bài kinh nhà Phật cơ. Mắt chị Hoài đăm đắm ngước lên bàn thờ. Và khi ông Bằng vừa buông tay chắp, rút mùi soa lau mắt, lui ra, chị liền thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực.

(Theo Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1987, tr. 68 – 69) 

1. “Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những ảnh hình khi tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ: Ba câu trên liền nhau nhưng lại có sự thay đổi đột ngột về điểm nhìn trần thuật. Sự thay đổi thể hiện như thế nào? Nêu tác dụng của việc thay đổi đó.

2. Cúng gia tiên là một sinh hoạt văn hoá tâm linh trong gia đình người Việt Nam. Tính chất thiêng liêng của hoạt động đó được thể hiện như thế nào ở đoạn trích này?

3. Phân tích ý nghĩa những lời tâm sự của ông Bằng trước bàn thờ gia tiên.

4. Tác giả thể hiện thái độ như thế nào khi miêu tả không khí lễ cúng gia tiên của gia đình ông Bằng? Điều đó có ý nghĩa gì?

5. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở câu: “Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,..

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Đăng Vương
1. Sự thay đổi đột ngột về điểm nhìn trần thuật: Ba câu trên liền nhau nhưng lại có sự thay đổi đột ngột về điểm nhìn trần thuật. Sự thay đổi thể hiện qua việc từ việc mô tả tình trạng hiện tại của ông Bằng, bỗng chuyển sang lời nhắc nhở về công ơn của tổ tiên và tầm quan trọng của việc tiếp nối truyền thống. Sự chuyển đổi này tạo ra một hiệu ứng bất ngờ, tạo sự châm biếm, sâu sắc trong phần trình bày của tác giả, từ góc nhìn trần thuật sang góc nhìn tâm lý của ông Bằng. 
2. Tính chất thiêng liêng của hoạt động cúng gia tiên được thể hiện trong đoạn trích thông qua việc mô tả những cử chỉ trang trọng, tôn trọng như chắp tay, khan khấn trước bàn thờ, rút mùi soa lau mắt. Những lời tâm sự chân thành và lời cầu khẩn kính trọng cũng là một cách thể hiện sự tôn kính và sự nhớ nhung đối với tổ tiên.
3. Ý nghĩa của những lời tâm sự của ông Bằng trước bàn thờ gia tiên là thể hiện sự kính trọng, tri ân, và tận tụy của ông đối với tổ tiên và gia đình. Ông thể hiện sự nhớ nhung, tôn trọng và mong muốn tiếp bước truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đạo đức truyền thống.
4. Tác giả thể hiện thái độ tôn kính và trọng trách khi miêu tả không khí lễ cúng gia tiên của gia đình ông Bằng. Việc miêu tả chi tiết những cử chỉ trang trọng, lời khan khấn chân thành thể hiện sự quyết tâm bảo vệ và tiếp nối truyền thống gia đình. 
5. Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở câu "Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em..." giúp tạo ra một tình cảm sâu sắc, nhấn mạnh vào sự kết nối và tình cảm chân thành trong gia đình.Điều này thể hiện sự gắn kết mạnh mẽ giữa các thế hệ, việc truyền đạt và chia sẻ giữa gia đình được đánh giá cao và coi trọng. 
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.02961 sec| 2151.664 kb