Bài tập 3.Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây...

Câu hỏi:

Bài tập 3. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên

Người Tây Nguyên vốn đã say mê, đắm đuối với sử thi của mình. Sa-bát-ti-ê (Sabatier) trong bài giới thiệu sử thi Đàm Xăn đã thuật lại ý kiến của các già làng người Ê-đề như sau: “Tôi hỏi các già làng: Vậy khan là cái gì? Một người trả lời: "Khan ư? Không có cái gì đẹp hơn thế. Trong khi nhà có một người kể khan, lúc mặt trời lặn chúng ta thấy người trong nhà chăm chủ bất động như thế nào thì chúng ta thấy họ bất động y nguyên như thế cho đến lúc mặt trời mọc (việc kể khan diễn ra qua đêm đến sáng – Phan Đăng Nhật), Khi trong nhà có người kể khan, đàn bà thôi kêu la, trẻ con ngừng khóc, không hề ai ngủ, không ai nói chuyện, tất cả mọi người đều lắng nghe”. Sa-bát-ti-ê kể tiếp, sau một thời gian dài tìm tòi, ông phát hiện ra một ông già mù biết khan, khan Đăm Xăn.

“Tôi không thể nói được sự xúc động của tôi khi nghe lần đầu bài ca đơn điệu và khá buồn đã gợi cho tôi một quá khứ, mà nó làm cho tôi nghi ngờ. Ôi một sự phát hiện! Đó là một bằng chứng không chối cãi được rằng những bộ lạc Đắk Lắk đã có một cuộc sống khác với người "Mọi" khốn khổ hôm nay.

Tôi gặp lại ở hiên toà sử, ông già mù khoác một tấm chăn sờn rách thảm hại run lập cập dưới sự cắn rứt của gió bấc tháng Hai; và tôi thấy ông già ngồi trên sàn, một chân ca, cùi tay đặt trên đầu gối, bàn tay đỡ trán, đôi mắt đã tắt những tia sáng của hiện tại, nhưng mở rộng về quá khứ, mà trí nhớ của ông đã được làm sống lại và đôi môi mấp máy. Tôi cũng gặp Ma Bli, Ma Bôk và ông già Ma Ngay. Họ đều sững sờ trong thái độ ngạc nhiên. Ông tù trưởng già (Ma Ngay) ngập chìm trong mơ, đôi mắt ông còn nhoà đi vì cuộc viễn du trong quá khứ mà người ca sĩ đã khéo gợi lên, bộ mặtcủa ông hằn sâu những vết nhăn nheo chứng tỏ sự cô đơn tuyệt vọng của ông trong hiện tại khốn khổ. Sự thức tỉnh của ông già Kaa đã làm sống lại nhiều thế kỉ trong một giấc mơ quả ngắn ngủi…".

Trên đây là sự miêu tả sức cuốn hút, sự say mê lòng người của sử thi qua việc tìm hiểu của một người nước ngoài. Còn tiếp theo là ý kiến của người Ê-đê, ông Y Wang, một trí thức Ê-đề:

“Người Ê-đê trước đây không có chữ viết, không có sách truyện, sách thơ, kịch, nên kể khan là lối văn nghệ người ta thích lắm. Mỗi lần có người kể khan thì trẻ già trai gái không sót một ai không đến nghe. Kể suốt đêm cho đến sáng người ta cũng nghe. Nghe hết rồi nhiều khi còn nhờ kể lại.

Khan Đăm Săn được người ta rất ưa thích. Người ta phục Đăm Săn có tài đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đăm Săn lên nói chuyện với Mặt Trời, đi chơi cùng rừng núi, đi bắt Nữ Thần Mặt Trời làm vợ lẽ. Người ta ước mơ sống một cuộc đời thật giàu sang như trong truyện, khách khứa đầy nhà, ăn uống linh đình, đánh nhạc inh rừng núi suốt ngày đêm.

Cả truyện Đăm Săn toả ra một cuộc sống gần với đời thật, nhưng phong phú hơn, phóng khoáng hơn, cao xa hơn. Đó là điểm chính làm cho người ta thích nghe truyện Đăm Săn, nghe mãi không thôi, nghe kể liền ba bốn lần cũng không chán). Sở dĩ có sự say mê kì lạ đó, còn một lẽ nữa là, người kể và người nghe khan đều tin

rằng, trong khi kể khan các nhân vật đã hiện về sống với họ và họ được chung sống với những nhân vật anh hùng trong những phút giây thiêng liêng. Khi nghiên cứu sử thi Hơmon của người Ba-na, Tô Ngọc Thanh đã thu nhận được những hiện tượng tiêu biểu thuộc phạm vi quan niệm về sự huyền ảo có thực. Ông viết: “Người kể nằm trên sàn nhà, có thể là nhà rồng. Bên cạnh ông ta chỉ có những thành viên già của hội đồng công xã ngồi lặng im. Người ta không đốt lửa. Nhà rộng chìm trong bóng tối dày đặc. Nhưng không thể khác được, bởi vì nhân dân ta tin rằng, những nhân vật của Hơmon có cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới của chúng. Chúng sẽ cảm thấy khi nào người kể bắt đầu kể, lập tức những nhân vật của Hơmon bay đến, đậu vào linh hồn người kể. Đó là điều kiện không thể thiếu để người kể có thể thể hiện những nhân vật với tất cả tính cách của chúng như chúng vẫn hằng có. Nếu nhà rộng được chiếu sáng, các nhân vật sẽ bị hoảng sợ không thể bay về được và không hạ cánh xuống tâm hồn của người kể. Và vì thế, cuộc kể của Hơmon sẽ trở nên khô cứng, nhợt nhạt như “một cây gỗ chết đứng trơ trọi giữa những gốc cây chưa chảy hết của một cái rẫy"

Thành viên của công xã và những thành viên của công xã bên cạnh ngồi thành những nhóm nhỏ ở sân nhà rộng dưới trời đêm đông đen đặc. Những nhóm người nghe có thể đốt một đống lửa nhỏ để sưởi và lấy lửa hút thuốc. Họ ngồi lặng lẽ như gỗ,tựa như đã cầm. Giọng kể của người kể được nghe rõ bởi vì vách nhà rỗng đan bằng những nan tre. Theo sự quan sát của tôi, người nghe bị thu hút hoàn toàn bởi diễn biến của câu chuyện. Sau khi Hơmon kết thúc, tôi hỏi người bên cạnh:

- Bác nghĩ gì trong thời gian nghe kể?

- Tôi chẳng nghĩ gì cả, tại sao ông lại hỏi thế? Chẳng nhẽ không phải là tôi đã cùng với các nhân vật trong suốt thời gian kể hay sao?

Rất có thể sự việc là như vậy. Với niềm tin vào tính chất có thật của câu chuyện được kể với một thái độ “tự kỉ ám thị” hết mình thường được quan sát thấy ở những con người kiểu này thì việc con người toàn tâm toàn ý bị thu hút vào diễn biến của sự kiện là đúng đắn. Theo tôi, phương thức cảm xúc có bóng đêm đen, ánh lửa yếu ớt lại chính là những điều kiện cho cánh tay của trí tưởng tượng của người nghe”.

Các nhân vật sử thi còn tiếp tục trở lại với người nghe trong giấc mơ. “Theo các cụ già cho biết, khi về ngủ sau khi nghe sử thi, rất nhiều người nằm mơ thấy các nhân vật trong truyện hiện về. Họ cho đó là điểm lành và việc họ được tiếp xúc với các nhân vật là điều có thật. Thực cũng không có gì là lạ, nếu chúng ta nhớ rằng, đối với đồng bào, cộng đồng Polei (làng ở vùng Ba-na) bao gồm cả phần hiện thực, siêu thực. Trong phần siêu thực ấy có cả các nhân vật huyền thoại của sử thi. Quan niệm này dẫn đến một quy định đối với việc hát – kể sử thi như sau: Đã bắt đầu hát – kể một sử thi nào đó thì phải hát – kể cho đến hết. Dù phải ngắt ra làm nhiều đêm nhưng không được phép bỏ dở. Làm như vậy các nhân vật trong truyện sẽ quở trách, vì không nói hết được số phận của họ. Vả chăng như trên đã nói, người nghe không chỉ đến để nghe theo ý nghĩa là thưởng thức, mà là để “sống” với câu chuyện 2.

Không phải chỉ có ngày xưa, mà gần đây, tình yêu quý say mê sử thi vẫn còn sâu nặng trong các tộc người. Ka Sô Liễng ghi lại thực tế gần đây như sau: “Đêm hôm đó, nhà bên có đám cũng rất to, có đánh cồng đánh chiêng nhảy múa, nhưng khi ông Kpa Y Méo cất tiếng hát sử thi Chi Lơ Kôk thì hình như có nam châm đã thu hút mọi người vây quanh, lớp trong, lớp ngoài xung quanh ông. Nhân dân xã Krông Pa yêu quý Kpa Y Méo như thế nào thì nhân dân xã Phú Mỡ, Xuân Lãnh, Suối Cối yêu quý ông Ma Phải cũng như vậy”... Tôi đã từng chứng kiến những đêm bà con dân tộc Chăm ở làng Hội, xã Phú Mỡ ngồi nghe ông Ma Phửi hát sử thi Xing Chi Ôn suốt đêm. Họ ngồi, nằm chật nhà ông Ma Phải chăm chú nghe ông hát – kể trường ca Xing Chi Ôn. Họ chăm chú lắng nghe và nuốt từng câu, từng chữ. Họ cứ ngồi nghe như vậy cả đêm, sáng mai vẫn đi làm rẫy, làm nương bình thường, họ mang theo những nhân vật trường ca trong đầu và mong cho tối để tiếp tục được nghe hát sử thi 3).

(Phan Đăng Nhật, Sử thi Tây Nguyên trong xã hội đương đại, tạp chí Di sản văn hoá phi vật thể, số 4/2008)

1. Văn bản có bao nhiêu cước chủ? Các cước chủ đó thuộc loại nào và có tác dụng gì?

2. Trước khi trích dẫn trực tiếp, tác giả thường dẫn dắt như thế nào? Phần dẫn dắt đó có tác dụng gì?

3. Các thông tin trong phần cước chủ được trình bày như thế nào?

4. Bạn đánh giá như thế nào về các trích dẫn được sử dụng trong văn bản? Theo bạn, các thông tin được trích dẫn này có thực sự khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?

5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về hình thức diễn xướng của sử thi Tây Nguyên, về người kể chuyện và người nghe sử thi?

6. Theo tác giả, sử thi Tây Nguyên có vai trò gì trong đời sống văn hoá của người Tây Nguyên?

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Thị Dung
1. Có 6 cước chủ trong văn bản. Các cước chủ thuộc loại chú thích và tác dụng của chúng là giải thích các trích dẫn được sử dụng trong văn bản.

2. Trước khi trích dẫn trực tiếp, tác giả thường dẫn dắt bằng cách giới thiệu sơ lược về tác giả, nội dung chính và nguồn trích dẫn. Phần dẫn dắt này giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính trước khi tìm hiểu kĩ hơn về các trích dẫn.

3. Các thông tin trong phần cước chủ được trình bày bằng cách ghi tên tác giả (năm xuất bản), tên tài liệu (được in nghiêng) và xuất xứ tài liệu.

4. Các trích dẫn trong văn bản được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau, cho thấy sự đa chiều trong nghiên cứu và chứng tỏ nhiều nhà nghiên cứu đã thẩm định thông tin trước khi sử dụng. Các thông tin trích dẫn có thể tin cậy và khách quan nếu được tham chiếu đến nguồn có uy tín.

5. Sử thi Tây Nguyên được diễn xướng trong nhà rông, với mọi người ngồi quanh đống lửa dưới bầu trời tối. Người kể chuyện không chỉ thu hút người nghe mà còn khiến họ sống cùng với câu chuyện, hiểu về nền văn hoá và truyền thống của người Tây Nguyên.

6. Theo tác giả, sử thi Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá của người Tây Nguyên, chứ không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật. Sử thi là niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên, là một phần huyền thoại và giấc mơ siêu thực trong cuộc sống của họ. Đây không chỉ là tác phẩm văn học mà còn là một cuộc sống thứ hai, một phần tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của người Tây Nguyên.
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.36380 sec| 2206.383 kb