3.3. Phản ứng của dung dịch đấtVận dụng:Câu 1.Khả năng hấp thụ của đất phụ thuộc vào...
3.3. Phản ứng của dung dịch đất
Vận dụng:
Câu 1. Khả năng hấp thụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: thành phần cơ giới đất, số lượng hạt sét, số lượng keo đất, số lượng hạt limon (bụi)? Vì sao?
Câu 2. Tại sao bón vôi lại giảm được độ chua của đất trồng?
Câu 3. Theo em, cần làm gì để tăng độ pH của đất chua và giảm độ pH của đất kiềm?
Câu 1. Khả năng hấp thụ của đất phụ thuộc vào yếu tố: số lượng keo đất. Đất có khả năng hấp thụ vì đất (trong đất có nhiều các khoáng chất) mang ion âm còn trong nước (môi trường đệm cho các chất hoá học... thấm vào đất) có ion dương (H+) nên sinh ra lực hút giữa nước và các chất khoáng trong đất, lực hút này yếu, mặt khác khi nước khi bám vào các hạt trong đất sẽ xuất hiện lực căng mặt ngoài (lực dính ướt) làm khả năng bám vào các hạt đất của nước càng lớn.
Câu 2. Bón vôi lại giảm được độ chua của đất trồng vì: độ chua của đất do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên. Độ chua ảnh hưởng trực tiếp đến cây, đến các quá trình oxy hóa - khử trong đất. Bón vôi sẽ giúp tăng tính kiềm trong đất, làm giảm độ chua của đất.
Câu 3.
- Để tăng độ pH của đất chua cần:
- Bón phân lân.
- Bón phân hữu cơ đã hoai mục.
- Bón vôi.
- Để giảm độ pH của đất kiềm cần: bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: lưu huỳnh, sắt sunphat, ….
- 2. THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNGHình thành kiến thứcĐất trồng có những thành phần nào? Hãy nêu vai trò...
- 3. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG3.1 Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước của...
- 3.2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đấtHình thành kiến thứcQuan sát Hình 4.4 và mô tả cấu...
- Luyện tậpQuan sát Hình 4.5 và mô tả cơ chế trao đổi ion giữa keo đất và rễ cây.
- 4. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤTHình thành kiến thứcNhững yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất?
- Vận dụngCần phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào để tăng độ phì nhiêu của đất?