(trang 52, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong các đoạn văn đã dẫn. a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh) b) Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy nghĩ. (Trần Quốc Vượng) c) Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới. (Nguyễn Sĩ Dũng)
Phương pháp giải
Phương pháp giải:Gợi nhớ lại kiến thức về phép đối và phân tích.
a.
- Tác giả đã khéo léo miêu tả trên ngòi bút nghệ thuật biện pháp đối được tác giả sử dụng trong câu "Tinh thần yêu nước" như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." được thể hiện một cách cụ thể và độc đáo.
- Tác dụng: Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ đối tác giả đã làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.
b.
- Đối trong "từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... ".
- Việc sử dụng pháp đối giúp làm nổi bật nét đẹp trong phong cách sống của người Hà Nội.
c.
- Việc sử dụng "Kết vào" đối với "tan biến" nhằm nhấn mạnh người đọc cần hòa nhập chứ không hòa tan.