Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 100

14 lượt xem

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 100 phổ thông nhất

Câu 1
Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi không tách đoạn và lỗi tách đoạn tùy tiện trong các trường hợp dưới đây: a. Xuân Diệu quan niệm thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ là một đi không trở lại.      Vì thế, ông luôn lo âu khi thời gian trôi mau, bởi mỗi khắc trôi qua sẽ mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng các cặp từ ngữ đối lập, tương phản "tới - qua", "non - già" đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian, khẳng định cho quan niệm thời gian đặc sắc, mới mẻ của ông. Dưới lăng kính rất riêng của mình, Xuân Diệu nhìn thấy cái kết thúc ngay từ khi mới bắt đầu, sự tàn tạ ngay trong sự phôi thai. Đối diện với sự thật hiển nhiên rằng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất, Xuân Diệu không khỏi thảng thốt viết nên những câu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào đầy nuối tiếc: "Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật". "Lòng tôi" và "lượng trời" vốn là hai thái cực tương phản của cái hữu hạn và cái vô hạn, nay cái hữu hạn được đẩy lên làm trung tâm càng khiến cho tâm trạng tiếc nuối trước cuộc đời của nhà thơ được tô đậm. b.       Cái dữ dội, nguy hiểm của dòng sông còn được nhà văn tạo hình ở đoạn miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng. Bằng kiến thức địa lí sâu rộng, vốn là từ ngữ phong phú, Nguyễn Tuân đã tái hiện thành công vẻ đẹp hung bạo của dòng sông: "Lại như quãng mặt ghềnh... lật ngửa bụng thuyền ra". Câu văn trải dài, chia làm nhiều vế ngắn, có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên nhịp nhanh, mạnh, gấp gáp để diễn tả phản ứng dây chuyền giữa dòng sóng, gió, nước và đá, chứa đựng đầy sự hiểm nguy. Sự nguy hiểm còn thể hiện qua những cái hút nước trên sông với âm thanh ghê rợn "ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào". Âm thanh ấy vừa dữ dội, vừa kì quái như phát ra từ cổ họng của một con quái vật. Trường liên tưởng được đẩy đến giới hạn xa nhất khi Nguyễn Tuân vẽ ra cảnh một anh bạn quay phim táo tợn ngồi vào thuyền thúng để thả mình vào cái hút nước xoáy kinh dị ấy.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:     Đọc lý thuyết tại phần Tri thức Ngữ văn.

a.

- Lỗi sai: tách đoạn tùy tiện.

- Sửa lại: Ghép câu đầu tiên với đoạn văn phía dưới để trở hai đoạn trở thành một đoạn văn.

Xuân Diệu quan niệm thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ là một đi không trở lại. Vì thế, ông luôn lo âu khi thời gian trôi mau, bởi mỗi khắc trôi qua sẽ mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng các cặp từ ngữ đối lập, tương phản "tới - qua", "non - già" đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian, khẳng định cho quan niệm thời gian đặc sắc, mới mẻ của ông. Dưới lăng kính rất riêng của mình, Xuân Diệu nhìn thấy cái kết thúc ngay từ khi mới bắt đầu, sự tàn tạ ngay trong sự phôi thai. Đối diện với sự thật hiển nhiên rằng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất, Xuân Diệu không khỏi thảng thốt viết nên những câu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào đầy nuối tiếc: "Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật". "Lòng tôi" và "lượng trời" vốn là hai thái cực tương phản của cái hữu hạn và cái vô hạn, nay cái hữu hạn được đẩy lên làm trung tâm càng khiến cho tâm trạng tiếc nuối trước cuộc đời của nhà thơ được tô đậm.

b.

- Lỗi sai: không tách đoạn.

- Sửa lại: Tách phần từ câu "Sự nguy hiểm còn thể hiện qua những cái hút nước trên sông với âm thanh ghê rợn "ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào"" thành một đoạn văn riêng biệt.

Cái dữ dội, nguy hiểm của dòng sông còn được nhà văn tạo hình ở đoạn miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng. Bằng kiến thức địa lí sâu rộng, vốn là từ ngữ phong phú, Nguyễn Tuân đã tái hiện thành công vẻ đẹp hung bạo của dòng sông: "Lại như quãng mặt ghềnh... lật ngửa bụng thuyền ra". Câu văn trải dài, chia làm nhiều vế ngắn, có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên nhịp nhanh, mạnh, gấp gáp để diễn tả phản ứng dây chuyền giữa dòng sóng, gió, nước và đá, chứa đựng đầy sự hiểm nguy.

Sự nguy hiểm còn thể hiện qua những cái hút nước trên sông với âm thanh ghê rợn "ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào". Âm thanh ấy vừa dữ dội, vừa kì quái như phát ra từ cổ họng của một con quái vật. Trường liên tưởng được đẩy đến giới hạn xa nhất khi Nguyễn Tuân vẽ ra cảnh một anh bạn quay phim táo tợn ngồi vào thuyền thúng để thả mình vào cái hút nước xoáy kinh dị ấy.

Câu 2
Chỉ ra lỗi về mạch lạc trong các trường hợp dưới đây và nêu cách sửa:      Ở dạng nguyên chất, nước không màu, không mùi, không vị. Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Vì thế, phải chăng chúng ta có thể thoải mái sử dụng nước mà không lo chúng bị cạn kiệt không? Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương. Vậy, chúng ta cần phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước ít ỏi và quý giá này?      Vì nước là thứ quý hiếm nhất hành tinh nên nhiều quốc gia đang xung đột với nhau khi cùng sử dụng những "con sông chung" như sông Mê Kông (Mekong), sông Án, sông A-ma-dôn (Amazon),... Khi những bất đồng về việc chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia không được giải quyết thỏa đáng bằng biện pháp hòa bình thì rất có thể sẽ xảy ra chiến tranh. Chẳng hạn, lịch sử đã ghi lại cuộc chiến dai dẳng giữa người I-xra-en (Israel) và người Pa-lét-xơ-tin (Plestine) được cho là một phần do tranh giành nguồn nước.

Trả lời

Phương pháp giải

Phương pháp giải:     Đọc lý thuyết tại phần Tri thức Ngữ văn.

- Lỗi sai:

+ Lỗi lạc chủ đề: Câu đầu tiên của đoạn văn thứ nhất không cùng chủ đề với các câu còn lại.

+ Các câu trong đoạn 2 và đoạn 1 chưa được xếp theo một trình tự hợp lí.

- Sửa lại:

+ Bỏ câu đầu tiên của đoạn văn thứ nhất.

+ Ghép đoạn văn thứ hai vào sau câu "Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương" và để câu cuối cùng của đoạn thứ nhất ra sau cùng.

Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Vì thế, phải chăng chúng ta có thể thoải mái sử dụng nước mà không lo chúng bị cạn kiệt không? Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương. Vì nước là thứ quý hiếm nhất hành tinh nên nhiều quốc gia đang xung đột với nhau khi cùng sử dụng những "con sông chung" như sông Mê Kông (Mekong), sông Án, sông A-ma-dôn (Amazon),... Khi những bất đồng về việc chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia không được giải quyết thỏa đáng bằng biện pháp hòa bình thì rất có thể sẽ xảy ra chiến tranh. Chẳng hạn, lịch sử đã ghi lại cuộc chiến dai dẳng giữa người I-xra-en (Israel) và người Pa-lét-xơ-tin (Plestine) được cho là một phần do tranh giành nguồn nước. Vậy, chúng ta cần phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước ít ỏi và quý giá này?

0.48751 sec| 2374.031 kb