I. ĐỌC – HIỂU
ĐÀ LẠT VÀ TÔI
(Chu Văn Sơn)
Tôi đồ rằng, do bất bình trước cái việc tạo hóa đã ném mình vào nắng nung khiến thân nhiệt lúc nào cũng nồng nã vã sáng, xứ nhiệt đới này đã gồng mình cướp lại bằng được một phần ôn đới rồi đem về cất giấu tận trên cao nguyên Di Linh làm của để dành. Vì thế mà có Đà Lạt. Đà Lạt được giấu kín như thế hàng kỉ nguyên sau mây mù và rừng núi rậm rạp. Kín đến nỗi chính xứ nhiệt đới cũng từng quên mất nó. Chỉ đến khi một người Pháp tốt bụng là Yersin kiên nhẫn dò tìm và phát hiện ra, thì Đà Lạt mới được khua dậy, được dắt tay ra khỏi lãng quên. Lập tức người Pháp ở Đông Dương chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng khi không thể về bản quốc.
Lên đây, họ cảm thấy được hồi hương ngay tại xứ người. Người Việt xem Đà Lạt như một ôn đới gần, một ôn đới nằm gọn trong vòng tay nhiệt đới. Từ Hà Nội bay vào hay Sài Gòn bay ra, họ đều cất cánh từ mùa hạ, sau vài tiếng đồng hồ, đáp cánh xuống mùa thu. Người bị ngập đầu trong guồng quay công việc tìm về đây cho ngày cuối tuần thư giãn, y như thỏi sắt nung được nhúng vào nước lạnh.
Người cầm tù trong nhịp sống tĩnh tại, thời gian biểu quẩn quanh, tìm về đây như một dịp thau chua rửa mặn, được sống những nhu cầu khuất lấp trong mình. Có phải ngàn thông là một bộ lọc tận tụy vô tư cho Đà Lạt không? Bao bọc Đà Lạt trong lòng mình, ru vỗ Đà Lạt trong cái nôi xanh đời đời của mình, thông cao nguyên cứ lặng thầm lọc nóng thành mát, đục thành trong, tục thành thanh, ồn ã thành êm ả, nhiệt đới thành ôn đới...
[...] Mối nguy cơ đến từ vùng thấp đang lan tràn và lăm le đánh chiếm nốt miền cao này. Cái xô bồ, hỗn tạp, nhiễu loạn, quay cuồng chả đời nào chịu buông tha cho những chốn êm đềm yên ả. Sự cách li có là phòng tuyến lâu dài? Sự ẩn dật có thể là trường thành chống đỡ? Và cách sống chậm nữa, liệu có thể là lá mộc che giữ cho sự bình yên này mãi không? Tôi đọc ra niềm lo âu trong mỗi tiếng thở dài của rừng thông về đêm và những thoáng rùng mình kín đáo từ những đoá hoa hồng, lay ơn, cẩm tú cầu khi những tia nắng đầu tiên gọi về một ngày mới.
Nỗi lo âu dường như cũng tỏ mờ ngay cả trong những làn hương từ mỗi li cà phê trong quán nhỏ. Chẳng thế mà, đang nghi ngút toả lên yên ả vậy, sao chốc chốc làn hương lại chợt ngừng, chợt ngơ ngẩn bởi những thoáng gió lạ lúc nắng mai? Chỉ Đà Lạt mới biết hằng đêm, mỗi khi tiếng chuông điểm canh trên thiền viện ngân trong thanh vắng, thì cũng là lúc ngàn thông vào thiền định trong một lễ cầu an mênh mông thầm nguyện cầu cho xứ sở yên hàn.
(Trích Đà Lạt và tôi, in trong cuốn Tự tình cùng cái đẹp của Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr.38 – 49)
Câu 9: (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 10: (1,0 điểm) Theo em, cần làm gì để bảo vệ bình yên, tươi đẹp cho các danh lam thắng cảnh ở nước ta khỏi sự xô bồ, hỗn tạp?
Mình biết là mọi người đều bận rộn, nhưng nếu Bạn nào có thể sắp xếp chút thời gian để hỗ trợ mình giải đáp câu hỏi này, mình sẽ rất biết ơn.
Các câu trả lời
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 7
Câu hỏi Lớp 7
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đỗ Đăng Huy
Để trả lời câu hỏi trên, bạn có thể thực hiện các bước sau:Bước 1: Đọc và hiểu nội dung của văn bản mẫu.Bước 2: Tóm tắt nội dung chính của văn bản, nhấn mạnh vào việc giữ gìn và bảo vệ bình yên, tươi đẹp của các danh lam thắng cảnh.Bước 3: Xem xét các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ bình yên, tươi đẹp của các danh lam thắng cảnh. Có thể đề xuất các biện pháp như: tăng cường kiểm soát và quản lý du lịch, giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện các chính sách phát triển bền vững.Bước 4: Viết câu trả lời cho câu hỏi theo các gợi ý trên.Ví dụ câu trả lời:Để bảo vệ bình yên, tươi đẹp cho các danh lam thắng cảnh ở nước ta khỏi sự xô bồ, hỗn tạp, chúng ta cần tăng cường kiểm soát du lịch, đầu tư vào giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cũng như áp dụng các biện pháp phát triển bền vững để bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên tự nhiên. Điều quan trọng là cần hành động ngay từ bây giờ để đảm bảo rằng cảnh quan thiên nhiên đẹp và bình yên của đất nước không bị ảnh hưởng và tàn phá.
Phạm Đăng Long
Cần thúc đẩy các hoạt động chăm sóc và bảo tồn môi trường, cũng như đầu tư vào hệ thống hạ tầng du lịch và dịch vụ để đảm bảo các danh lam thắng cảnh được bảo vệ và phát triển bền vững trong tương lai.
Đỗ Đăng Vương
Cần xây*** và thúc đẩy các hoạt động nhằm tạo ra ý thức bảo vệ môi trường và duy trì sự bình yên cho các danh lam thắng cảnh. Đồng thời, việc xây*** cộng đồng nhân dân có trách nhiệm và yêu thương môi trường sẽ giúp duy trì sự tươi đẹp của các địa điểm du lịch.
Đỗ Minh Vương
Để bảo vệ bình yên và tươi đẹp cho các danh lam thắng cảnh ở nước ta, cần tăng cường công tác giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về việc duy trì và bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần áp dụng chính sách quản lý hợp lý, kiểm soát lượng du khách đến tham quan và đảm bảo không gian xanh không bị ô nhiễm và xâm lấn.
Đỗ Thị Ngọc
Nội dung chính của văn bản là việc miêu tả về Đà Lạt và những cảm nhận của tác giả về nơi này. Tác giả mô tả Đà Lạt như một nơi yên bình, nơi gắn kết với thiên nhiên và được coi là điểm đến lý tưởng để tìm đến sự bình yên trong cuộc sống.