Lớp 5
Lớp 1điểm
2 tháng trước
Đỗ Văn Đức

mạc đĩnh chi là ai ?
Tôi thật sự đấu tranh với câu hỏi này hơi lâu rồi và cần một ít ánh sáng từ mọi người. Có ai có thể giúp tôi hiểu rõ hơn không?

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5 sao

nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Các câu trả lời

Mạc Đĩnh Chi

(1280 – 1346)

Người xã Lũng Động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Bà mẹ đã chịu hy sinh tất cả để cố nuôi con, cho con đi học. Trong những năm tháng nhọc nhằn, tủi nhục, mẹ vẫn cắn răng chịu đựng, chỉ ao ước con mình sẽ có ngày đỗ đạt để giúp ích cho đời, thoát khỏi cảnh nghèo, niềm tin ấy đã giúp mẹ vượt qua mọi gian khổ. Hiểu được lòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập. Vốn là cậu bé có tư chất thông minh lại phải sống trong cảnh mồ côi nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm nhận ra rằng chỉ có học tập, học thành tài mới là con đường đưa cậu bé thoát khỏi cảnh nghèo khổ và cũng là để thể hiện phẩm chất thanh cao của con người từ sự đỗ đạt mà đi lên. Vì vậy, không mấy lúc Mạc Đĩnh Chi ngơi đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách, kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách học thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Không có tiền mua nến để đọc sách, Mạc Đĩnh Chi đốt củi, hết củi thì lấy lá rừng đốt lên mà học, thật là vô cùng gian khổ nhưng chú bé không hề nản chí. Do có nghị lực phi thường, cộng với tính thông minh trác việt, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho học xứ Hải Đông.

Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Đó là bài phú bằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình. Bài phú đề cao được phẩm chất trác việt và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi mặt. Song không muốn ganh đua với người tầm thường để mong cho đời biết đến ông dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ở núi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần. Vua Trần Anh Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển

vinh quy bái tổ.


Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho vời Trạng vào bệ kiến, hỏi việc chính trị, Trạng nói đâu ra đấy, vua rất hài lòng, ban cho Trạng chức Hàn lâm học sĩ, sau thăng dần đến chức Thượng thư, rồi Đại Liêu ban Tả Bộc Xạ (tương đương chức Tể tướng).

Năm Đại Khánh triều vua Trần Minh Tông (1314 – 1329), vua nhà Nguyên sai sứ sang phong vương cho nhà vua, Mạc Đĩnh Chi được cử làm Chánh sứ sang nhà Nguyên đáp lễ. Trong quá trình đi sứ của ông đã biểu hiện rất xuất sắc tài năng ngoại giao và tầm trí tuệ vĩ đaị của ông khiến cho vua tôi nhà Nguyên vô cùng kính phục.

Mạc Đĩnh Chi làm quan trải 3 triều vua: Trần Anh Tông (1293 – 1314), Trần Minh Tông (1314 – 1329), Trần Hiếu Tông (1329 – 1341) đến chức Đại Liêu ban Tả bộc xạ (Tể tướng).


Khi làm quan thì ông nổi tiếng là trung thực và thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước, đến lúc già về hưu chỉ có nếp từ đường (thờ tổ tiên) nhỏ bé mà thôi, thường ngày ông vẫn ra ngồi nơi quán lá uống bát nước vối, chuyện trò thân mật với dân làng. Ông sống thanh bạch, giản dị như những người dân quê.

Ngày nay để tưởng nhớ công lao của ông, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có đường phố, trường học mang tên Mạc Đĩnh Chi.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
51 vote
Cảm ơn 1Trả lời.
Câu hỏi Toán học Lớp 5
Câu hỏi Lớp 5

Bạn muốn hỏi điều gì?

Đặt câu hỏix
  • ²
  • ³
  • ·
  • ×
  • ÷
  • ±
  • Δ
  • π
  • Ф
  • ω
  • ¬
0.43064 sec| 2228.836 kb