Lớp 7
Lớp 1điểm
1 tháng trước
Đỗ Huỳnh Huy

Câu 4. Đoạn thơ sau sử dụng phép điệp ngữ thuộc dạng nào ? Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai? A .Điệp ngữ cách quãng. B .Điệp ngữ nối tiếp. C .Điệp ngữ chuyển tiếp D .Cả A, B đều đúng. Câu 5. Điệp từ “ xuân” trong câu thơ sau, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? “ Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” A. Mùa xuân của rừng núi hiền hòa, thơ mộng. B. Diễn tả sức sống của mùa xuân lan tỏa, bao trùm cả vũ trụ rộng lớn bao la. C. Mùa xuân trở lại, tim người ta dường như trẻ hơn ra. D. Mùa xuân là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm. Câu 6. Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ trong bài thơ sau? “ Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi ”. ( Hồ Xuân Hương) A. Cóc, bén, chàng, nòng nọc, chuộc. B. Chàng, thiếp, duyên, nghìn, vàng. C. Ơi, thôi, nhé, thế, đây. D. Đuôi, vôi, nghìn, vàng, bôi. Câu 7. Chỉ ra lối chơi chữ trong câu sau: “ Ngọt thơm sau lớp vỏ gai, Qủa ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng. Mời cô mời bác ăn cùng, Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà ”. A. Dùng từ ngữ điệp âm, gần âm. B. Dùng từ ngữ gần nghĩa, đồng âm. C. Dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa. D. Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng âm. Câu 8. Chỉ ra lối chơi chữ trong câu sau: Tục ngữ có câu: “Khôn nhà, dại chợ”. A. Dùng lối nói trại âm. B. Dùng từ ngữ trái nghĩa. C. Dùng từ ngữ đồng nghĩa. D. Dùng từ ngữ gần nghĩa. Câu 9. Những từ ngữ dùng để chơi chữ trong câu sau: “ Chuồng gà kê sát chuồng vịt” A. Chuồng- chuồng B. Gà- kê C. Gà- vịt D. Kê- sát Câu 10. Cho biết lối chơi chữ trong câu ca dao sau: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. A. Dùng từ đồng nghĩa. B. Dùng từ trái nghĩa. C. Dùng từ đồng âm. D. Cả A, B đều đúng. Câu 11. Thế nào là từ trái nghĩa ? A.Từ trái nghĩa là những từ có nhiều cách hiểu khác nhau. B.Từ trái nghĩa là những từ có cách phát âm khác nhau. C.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. D.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Câu 12. Xác định đâu là “từ đồng nghĩa” trong các nhóm từ sau ? A. Ăn, xơi, chén. B. Chén, nồi. C. Bàn ghế, sách vở. D. Long lanh, thướt tha. Câu 13. Trong câu “ Nhà bạn có bao nhiêu anh em ?”, từ “bao nhiêu” là đại từ gì ? A.Hỏi về người, sự vật B.Hỏi về số lượng C.Hỏi về hoạt động tính chất D.Hỏi về sự việc Câu 14. Trong các từ sau đây từ nào là từ Hán việt ? A. Bầu trời. B. Người đẹp. C. Khung trời. D. Mĩ nhân Câu 15. Từ “bảy” trong câu sau đây là từ gì ? Bà Bảy đi chợ mua bảy quả cam. A. Từ đồng nghĩa. B. Từ đồng âm. C. Từ trái nghĩa . D. Từ láy. Câu 16. Câu nào sau đây thể hiện mối quan hệ mục đích ? A.Tôi học giỏi để trở thành người có ích. B.Nếu tôi học giỏi thì bố mẹ rất vui lòng . C.Vì tôi chăm học nên tôi học giỏi. D.Tôi càng học giỏi, bố mẹ càng vui. Câu 17 : Nhóm từ nào sau đây là từ đồng âm? A.Bố mẹ, ba má . B. Giàu sang, sang sông . C.Đau khổ, hạnh phúc. D.Xanh xanh, đo đỏ. Câu 18: Nhóm từ nào sau đây là từ đồng nghĩa ? A. Chết, từ trần. B.Nông, sâu. C.Nhà tranh, tranh giành. D.Ầm ầm, ào ào. Câu 19 : Nhóm từ nào sau đây là từ trái nghĩa ? A.Hạnh phúc, sung sướng. B.Đẹp, xấu. C.Bất hạnh, bạn Hạnh. D.Heo, lợn. Câu 20 : Nhóm từ nào sau đây là từ láy ? A.Mắt mũi, đầu đuôi. B.Anh em, cha mẹ. C.Lao xao, rì rào. D.Mùa đông,phía đông. Câu 21: Hai câu thơ sau thể hiện nội dung gì? “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” A. Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc trong trẻo, tràn đầy sức sống B. Hình ảnh thi nhân với tình yêu nước thiết tha C. Không gian mênh mông tràn đầy sức sống của mùa xuân. D. Người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh đất nước Câu 22:  Đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng là? A. Cảnh vật có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao. D. Gồm cả 3 yếu tố trên Câu 23: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Điệp ngữ C. Nhân hóa D. Nói quá Câu 24: Hai câu thơ sau thể hiện nội dung gì? “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” A. Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc trong trẻo, tràn đầy sức sống B. Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh với tình yêu nước sâu nặng C. Không gian mênh mông tràn đầy sức sống của mùa xuân. D. Bầu trời cao rộng, trong trẻo, trăng sáng khắp nơi. Câu 25: Hai bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 26: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng giống nhau ở đặc điểm nào? A. Được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước C. Thể hiện phong thái ung dung ,tự tại, sự hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ. D. Tất cả đều đúng. Câu 27:  Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng được viết theo thể loại thơ nào? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Thất ngôn bát cú D. Thất ngôn tứ tuyệt Câu 28:  Nội dung hai câu thơ đầu của bài Rằm tháng giêng là gì? “Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” A. Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc trong trẻo, tràn đầy sức sống với tiếng suối, cây cổ thụ B. Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đang bàn việc nước C. Bầu trời cao rộng, trong trẻo, trăng tròn tỏa sáng khắp nơi. Không gian mênh mông, tràn đầy sức sống của mùa xuân. D. Bầu trời cao rộng, trong trẻo, trăng sáng khắp nơi. Câu 29: Ý nào chỉ ra nét khác biệt của bài Cảnh khuya so với bài Rằm tháng giêng? A. Miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. B. Viết bằng tiếng Việt, nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya C. Bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, có sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác. D. Viết bằng tiếng Việt và nhà thơ cùng ngắm trăng với các đồng chí chiến sĩ. Câu 30: Câu thơ cuối của bài “Rằm tháng giêng” gợi cho em hình dung về cảnh tượng như thế nào? “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” A. Hình ảnh con thuyền sau lúc bàn bạc việc quân trở về, trôi nhẹ giữa dòng sông trong ngập tràn ánh trăng. B. Hình ảnh đêm trăng đẹp, nhà thơ ngồi trên thuyền uống rượu, ngắm trăng. C. Nhà thơ cùng ngắm trăng với các đồng chí chiến sĩ trên thuyền. D. Bầu trời cao rộng, trong trẻo, trăng tròn tỏa sáng khắp nơi. Không gian mênh mông, tràn đầy sức sống của mùa xuân. Câu 31:  Bài thơ Tiếng gà trưa được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời gian nào? A. Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp B. Thời kì cuối kháng chiến chống Pháp C. Thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ D. Thời kì cuối kháng chiến chống Mĩ Câu 32: Bài thơ Tiếng gà trưa được viết theo thể thơ gì? A. Tự do B. Đường luật C. Năm chữ D. Bốn chữ Câu 33: Mạch cảm xúc trong bài Tiếng gà trưa diễn biến theo trình tự nào? A. Quá khứ - hiện tại B. Hiện tại – quá khứ - hiện tại C. Quá khứ - hiện tại - tương lai D. Hiện tại - quá khứ - tương lai Câu 34: Điệp khúc "tiếng gà trưa"được lặp đi lặp lại 4 lần có tác dụng như thế nào? A. Tạo nhịp điệu cho bài thơ dồn dập, lôi cuốn B. Tạo sợi dây liên kết giữa các kỉ niệm C. Để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh cho bài thơ D. Tất cả đều đúng Câu 35: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa là gì? A. Tiếng gà trưa B. Qủa trứng hồng C. Người bà D. Người chiến sĩ Câu 36: Tình cảm, cảm xúc được nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ Tiếng gà trưa là tình cảm gì? A. Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ B. Tình bà cháu C. Tình yêu quê hương, đất nước D. Cả 3 ý trên Câu 37: Từ "chắt chiu" trong câu "Dành từng quả chắt chiu" có nghĩa gì? A. Keo kiệt, dè sẻn B. Giữ gìn, nâng niu C. Quan tâm, chăm sóc D. Âu yếm, vỗ về Câu 38: Lời mắng của bà trong bài Tiếng gà trưa thể hiện điều gì? A. Sự nghiêm khắc B. Sự quan tâm, lo lắng C. Sự bao dung D. Sự cẩn thận Câu 39: Nội dung của bài thơ tiếng gà trưa là gì? A. Tiếng gà trưa gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. B. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước C. Tình bà cháu sâu nặng, gắn bó. D. Cả 3 đáp án trên Câu 40: Em hãy cho biết, người cháu trong bài Tiếng gà trưa chiến đấu hôm nay vì những mục đích nào? A. Vì bà B. Vì đàn gà, ổ trứng hồng C. Vì làng xóm, vì lòng yêu tổ quốc. D. Tất cả đều đúng. Câu 41. Thành ngữ là gì? A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân D. Cả 3 đáp án trên Câu 42. Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Phụ ngữ D. Cả A và B Câu 43. Câu nào dưới đây không phải thành ngữ? A. Vắt cổ chày ra nước B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống D. Lanh chanh như hành không muối Câu 44. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”. A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ Câu 45. Điệp ngữ có mấy dạng A. 2 dạng B. 3 dạng C. 4 Dạng D. Không xác định được Câu 46. Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau: Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều. A. Điệp cách quãng B. Điệp ngữ nối tiếp C. Điệp ngữ chuyển tiếp D. Cả A và B Câu 47. Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ A. Điệp ngữ cách quãng B. Điệp ngữ nối tiếp C. Điệp ngữ chuyển tiếp D. Cả B và C đều đúng Câu 48. Một thức quà của lúa non: Cốm thuộc thể loại gì? A. Kí sự B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Tùy bút Câu 49. Bài văn đã viết về những phương diện nào? A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm C. Sự thưởng thức cốm D. Cả 3 phương diện trên Câu 50. Đặc sắc nghệ thuật của bài văn trên là: A. Giọn văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
Mình cảm thấy thực sự bế tắc lúc này và rất cần một ai đó hỗ trợ. Mọi người có thể dành chút thời gian giúp mình không? Xin lỗi nếu mình làm phiền Mọi người.

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5 sao

nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Câu hỏi Ngữ văn Lớp 7
Câu hỏi Lớp 7

Bạn muốn hỏi điều gì?

Đặt câu hỏix
  • ²
  • ³
  • ·
  • ×
  • ÷
  • ±
  • Δ
  • π
  • Ф
  • ω
  • ¬
0.41833 sec| 2196.508 kb