Giải bài tập sách bài tập (SBT) bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Hướng dẫn giải bài tập từ sách bài tập (SBT) bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Trong vở bài tập này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách quan tâm, cảm thông và chia sẻ, ba yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Bài tập này nằm trong bộ sách "Cánh diều", được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Chúng ta hi vọng rằng việc hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết sẽ giúp học sinh hiểu bài học một cách toàn diện hơn.
Bài tập và hướng dẫn giải
1. Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh nào nói về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
2. Những biểu hiện sau đây có phải là quan tâm, cảm thông và chia sẻ hay không?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
stt | Biêu hiện | Có | Không |
1 | Anh Trung thường sống gần gũi với mọi người trong |
|
|
2 | Trời mưa, Lan giúp mẹ cất quần áo vào nhà. |
|
|
3 | Thấy ông lão ăn xin quần áo rách rưới ngồi trước cửa, Nam liền ra đuổi đi vì sợ ông làm bẩn cửa nhà mình. |
|
|
4 | Trong buổi lễ tổng kết năm học, đại diện cha mẹ học sinh trao phần thưởng nhằm khuyến khích, động viên những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. |
|
|
5 | Đi học về, thấy em đang khóc vì làm hỏng đồ chơi, Bình liền ôm em vào lòng an ủi và tìm cách sửa lại đồ chơi cho em. |
|
|
6 | Do tật nói ngọng, Cường bị bạn bè trong lớp chế nhạo, xa lánh. |
|
|
7 | Gà mẹ giang rộng đôi cánh che chở, bảo vệ đàn con trong cơn mưa. |
|
|
8 | Thấy bà Hoa hàng xóm đau buồn vì con trai mới mất do dịch bệnh COVID-19, em chạy sang hỏi thăm, an ủi, động viên bà. |
|
|
3. Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Đi thật nhanh khi gặp tai nạn trên đường. B. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử.
C. Cùng bạn làm bài tập khó.
D. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
E. Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa giúp cha mẹ.
G. Chăm sóc em khi bố mẹ đi làm.
H. Xua đuổi người ăn xin.
I. An ủi người hàng xóm vừa bị mất trộm.
4. Hãy nêu những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em trong các mối quan hệ theo bảng dưới đây:
stt | Mối quan hệ | Hành vi, việc làm |
1 | Gia đình |
|
2 | Nhà trường |
|
3 | Xã hội |
|
5. Em sẽ làm gì để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
6. Có ý kiến cho rằng, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác không còn phù hợp trong xã hội hiện đại sử dụng trí tuệ nhân tạo. Em nhận xét thế nào về ý kiến trên?
7. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp chúng ta:
A. sống trong sạch, lương thiện.
B. chăm ngoan, học giỏi.
C. có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
D. được mọi người yêu quý, tôn trọng.
8. Sắp đến sinh nhật mình, An gửi thiệp mời các bạn cùng lớp đến dự nhưng lại không gửi cho Ngọc. Ngọc buồn lắm. Nam thấy vậy hỏi vì sao không mời Ngọc, An trả lời: “Nhà Ngọc nghèo lắm, có mời bạn ấy cũng không đến được nên tớ không mời”. Nếu là Nam, em sẽ làm gì khi nghe An nói như vậy?
A. Tránh xa và không chơi với Ngọc.
B. Góp ý cho An cần quan tâm hơn và cảm thông với hoàn cảnh gia đình của Ngọc.
C. Đồng tình với An không mời Ngọc đến dự sinh nhật.
D. Cùng các bạn khác trong lớp trêu đùa, chế nhạo hoàn cảnh gia đình Ngọc.
9. Đọc câu chuyện
LỜI CHÀO YÊU THƯƠNG
Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến đồ đông lạnh. Ngày hôm ấy, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra trước khi ra về. Đột nhiên, cửa kho sập đóng và khoá lại, cô bị nhốt ở bên trong mà không ai biết. Cô vừa hét khản tiếng,vừa đập cửa với hi vọng có người nghe được mà đến cứu nhưng không ai trả lời. Hai tiếng sau, nữ công nhân lạnh cóng, tuyệt vọng và đau khổ,... Đúng lúc tưởng như không chịu được nữa thì bất ngờ người bảo vệ đến mở cửa đưa cô ra ngoài.
Hôm sau, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa. Người bảo vệ trả lời: “Tôi làm việc ở nhà máy này đã 20 năm. Mỗi ngày có mấy trăm công nhân ra vào, nhưng cô là người duy nhất sáng nào cũng chào và tạm biệt tôi khi tan làm, trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thấy tôi vậy! Hôm nay, tôi biết rõ ràng cô có đi làm vì sáng sớm cô còn nói “Cháu chào bác!”. Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: “Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!”. Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm. Tôi đi đến những chỗ khuất tìm cô, nghe thấy tiếng khóc, rồi tìm thấy cô ở trong kho đông lạnh...”.
Hãy luôn khiêm tốn nhã nhặn, yêu thương và tôn trọng những người xung quanh mình bởi vì bạn không thể biết được điều gì sẽ xuất hiện vào ngày mai.
(Theo kinhtechungkhoan.vn)
a) Tại sao người bảo vệ lại đi tìm cô công nhân?
b) Lời chào hằng ngày của cô gái với người bảo vệ thể hiện điều gì?
c) Theo em, thể nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
10. Gia đình Nam có hoàn cảnh khó khăn nhất lớp. Bố Nam sau một tai nạn nghề nghiệp đã không còn khả năng lao động để nuôi bạn và hai em nhỏ. Nam vừa tranh thủ đi học, vừa phụ mẹ bán hàng tạp hoá và chăm em. Hoa học cùng lớp thấy vậy xin mẹ cho qua nhà Nam để kèm thêm cho các em của Nam học bài. Em có đồng tình với hành động của Hoa không? Vì sao?
11. Trong giờ ra chơi, em thấy có một nhóm bạn đang vây quanh bắt nạt một bạn nữ ở góc khuất của sân trường.Em sẽ làm gì trong tình huống trên? Vì sao?
12. Trong lớp Hà là học sinh giỏi, hát hay, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Gần đây, thấy bạn trầm buồn, kết quả học tập sa sút, không còn hăng hái tham gia hoạt động chung nữa. Tình cờ biết được lí do là bố mẹ Hà vừa li hôn. Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của mình với bạn?
13. Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.