Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau đây và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:Giá trị sống chính...
Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau đây và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Giá trị sống chính là những quy tắc hoặc phẩm chất mà ta xem trọng. Chúng đại diện cho những gì ta ưu tiên hàng đầu và là niềm tin vững chắc ta mang theo – những điều thật sự quan trọng đối với ta. Giá trị sống giống như chiếc“la bàn đạo đức”. Cũng giống như mọi chiếc la bàn khác, nó giúp chúng ta xác định phương hướng trong cuộc sống. Và quan trọng nhất, các giá trị đưa ra những quy tắc, lề lối cư xử mà ta thể hiện, đồng thời nó cũng là động lực thúc đẩy đằng sau mọi hành động, hành vi và quyết định ta thực hiện.
Ai cũng mang những giá trị của riêng mình, dù ta có ý thức được điều đó hay không. Chúng ta cóp nhặt những giá trị đó từ cha mẹ, thầy cô, những người đi trước, niềm tin tôn giáo và những đối tượng khác trong cuộc sống có sức ảnh hưởng đến ta. Ngoài ra, những giá trị ấy còn đến từ môi trường sống – những quyển sách ta đọc, các chương trình truyền hình ta xem, và cách ta tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các giá trị ta mang theo bên người còn được định hình từ những trải nghiệm của chính bản thân ta. Mỗi một trải nghiệm, dù tích cực hay tiêu cực, đều mang đến cơ hội học hỏi và trưởng thành. Dần dà qua thời gian, những trải nghiệm đó cũng góp phần tạo nên các giá trị sống của ta.
(Brai-ơn E. Ba-tét-xơ (Brian E. Bartes), Bài học cuộc sống, Uông Xuân Vy – Vi Thảo Nguyên dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2014, tr. 36 – 37)
1. Từ ngữ nào quan trọng nhất, giúp em hiểu được nội dung của đoạn trích?
A. Trải nghiệm
B. Trưởng thành
C. Giá trị sống
D. Niềm tin
2. Câu nào sau đây không thuộc ý nghĩa hình ảnh “chiếc la bàn đạo đức” được người viết sử dụng trong đoạn trích?
A. Nó (la bàn đạo đức) giúp chúng ta xác định phương hướng trong cuộc sống.
B. Nó là các giá trị đưa ra những quy tắc, lề lối cư xử mà ta thể hiện.
C. Nó là thành quả ta đạt được trong hành động.
D. Nó là động lực thúc đẩy mọi hành động, hành vi, quyết định.
3. Giá trị sống mà con người có được không đến từ nguồn nào sau đây?
A. Từ môi trường tự nhiên (khí hậu, sinh thái,...)
B. Từ cha mẹ, thầy cô, những người đi trước, niềm tin tôn giáo và những đối tượng khác trong cuộc sống.
C. C. Từ môi trường sống (những quyển sách, các chương trình truyền hình, các phương tiện truyền thông đại chúng)
D. Từ những trải nghiệm của bản thân 4. "Ai cũng mang những giá trị của riêng mình, dù ta có ý thức được điều đó hay không" Câu trên khẳng định giá trị sống gắn với đối tượng nào sau đây?
A. Con người có đạo đức
B. Cá nhân mỗi người
C. Con người có vị trí trong xã hội
D. Con người có khả năng đặc biệt
5. “Giá trị sống chính là những quy tắc hoặc phẩm chất mà ta xem trọng.” Nội dung của câu trên là:
A. Xác định nguồn gốc của giá trị sống
B. Nói về vai trò của giá trị sống
C. Nói về ý nghĩa của giá trị sống đối với con người
D. Giải thích ý nghĩa của cụm từ giá trị sống
- Bài tập 2. Đọc từ câu “Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? đến câu “Không giống như người...
- Bài tập 3. Đọc từ câu “Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện ấy, “Hãy cầm lấy và đọc" trở...
- Bài tập 4: Đọc từ câu “Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn...
- Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Chúng ta cần gì trong cuộc đời này?...
- Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:Trong cuộc đời, chúng ta luôn gặp những...
- Bài tập 8. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:Người xưa dạy: Hãy tự biết mình. Nhưng liệu...
- Bài tập 9. Đọc từ câu “Em biết không, còn có một con đường gắn chặt với số phận mỗi người." đến câu...
5. Nội dung của câu 'Giá trị sống chính là những quy tắc hoặc phẩm chất mà ta xem trọng' là: C. Nói về ý nghĩa của giá trị sống đối với con người. Bởi vì câu này nhấn mạnh vai trò quan trọng của giá trị sống trong định hình con người và định hướng cuộc đời.
4. Câu 'Ai cũng mang những giá trị của riêng mình, dù ta có ý thức được điều đó hay không' khẳng định giá trị sống gắn với đối tượng: B. Cá nhân mỗi người. Vì mỗi cá nhân có quan điểm và giá trị riêng, không phụ thuộc vào ý thức hay vị trí xã hội của họ.
3. Giá trị sống mà con người có được không đến từ nguồn: A. Từ môi trường tự nhiên (khí hậu, sinh thái,...). Vì giá trị sống thường xuất phát từ các yếu tố xã hội, văn hoá và tâm lý, không có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên.
2. Câu không thuộc ý nghĩa hình ảnh 'chiếc la bàn đạo đức' được sử dụng trong đoạn trích là: C. 'Nó là thành quả ta đạt được trong hành động'. Vì hình ảnh này không liên quan đến việc đạt được kết quả mà chủ yếu là về hướng dẫn, quy tắc và lề lối cư xử.
1. Từ ngữ quan trọng nhất trong đoạn trích là 'Giá trị sống', vì nó đề cập đến nền tảng của bài viết và là khái niệm chính mà đoạn văn muốn truyền đạt.