Lớp 6
Lớp 1điểm
4 tháng trước
Đỗ Huỳnh Vương

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:    Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.   (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:             A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Biểu cảm. Câu 2. Câu chủ đề của đoạn văn là:             A. Câu thứ nhất. B. Câu thứ hai. C. Câu thứ ba. D. Câu thứ tư. Câu 3. Trong các từ sau, từ nào là từ nhiều nghĩa ?             A. Công cuộc. B. Trí tuệ. C. Đạo đức. D. Vận động. Câu 4. Thái độ của tác giả được thể hiện qua đoạn trích trên là gì?             A. Phê phán việc đọc sách của thanh niên.             B. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích của việc đọc sách.             C. Ca ngợi sách văn học, nghệ thuật.             D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách. Câu 5. Đoạn văn trên đề cập tới nội dung gì?                      A. Phát động phong trào đọc sách .                             B. Cách đọc sách hiệu quả.            C. Vai trò của việc đọc sách.                                      D. Thực trạng của việc đọc sách trong giới trẻ hiện nay. Câu 6. Vì sao cách xưng hô của tác giả lại chuyển từ từ (tôi) sang từ (chúng ta)?            A.Vì tác giả muốn bộc lộ rõ ý kiến của cá nhân                   B.Vì tác giả bị nhầm lẫn từ xưng hô      C.Vì tác giả muốn bộc lộ ý kiến cá nhân và khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc.     D.Vì tác giả muốn thay đổi cách xưng hô cho phong phú Câu 7. Dòng nào giải thích chính xác nghĩa của từ “việc lớn”?                    A. Việc có tính chất cho cả xã hội.                    B. Việc của một người.           C. Việc của một tập thể.                                         D. Việc của gia đình. Câu 8. Trong văn bản, để phát triển phong trào đọc sách trong các tổ chức thanh niên, tác giả đã đề nghị điều gì?          A. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua đọc sách .          B. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân để khuyến khích đọc sách.         C. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách với giá rẻ.          D. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Câu 9. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? Câu 10. Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?
Xin lỗi mọi người đã làm phiền, nhưng mình thật sự cần sự giúp đỡ. Ai có thể dành chút thời gian để trả lời câu hỏi mình đang mắc phải không?

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5 sao

nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Câu hỏi Ngữ văn Lớp 6
Câu hỏi Lớp 6

Bạn muốn hỏi điều gì?

Đặt câu hỏix
  • ²
  • ³
  • ·
  • ×
  • ÷
  • ±
  • Δ
  • π
  • Ф
  • ω
  • ¬
1.04732 sec| 2179.664 kb