Mai thi cíuuuuuu Câu hỏi: Chính sách ngoại giao của Xiêm có gì khác với các quốc gia trong khu vực? Liên hệ với Việt Nam cùng thời điểm.
Chào mọi người, mình đang cảm thấy khá bối rối. Bạn nào đó có kinh nghiệm có thể giúp mình giải quyết vấn đề này không?
Các câu trả lời
Câu hỏi Lịch sử Lớp 11
- Theo em, cuộc cải cách của vua Minh Mạng để lại bài học gì cho cải cách hành...
- Tại sao Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng biện pháp...
- phân tích kết quả và ý nghĩa của cải cách của vua Minh mạng
- - Kế hoạch " chinh phục từng gói nhỏ " của Pháp được triển khai như thế nào từ năm...
- Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ...
- Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới? Nhận xét gì về chính sách kinh tế mới? Đảng cộng...
- so sánh cuộc cách mạng tư sản và cuộc cách mạng vô sản
- Tại sao phong trào nông dân yên thế tồn tại trong suốt 30 năm
Câu hỏi Lớp 11
- Các ion nào sau cùng tồn tại trong một dung dịch? A. Ag+ , NO3- , Br- ...
- Hãy chứng minh độ tự cảm L của ống dây hình trụ có chiều dài l , tiết diện S , gồm N...
- Hỗn hợp A gồm axit axetic và etanol. Chia A thành ba phần bằng nhau. + Phần 1 tác dụng với Kali dư thấy có 3,36 lít khí...
- Người xưa từng quan niệm: “ Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Anh/chị hiểu quan niệm...
- Cho dung dịch các chất: Ca(HCO 3) 2, NaOH, (NH 4) 2CO 3, KHSO 4, BaCl 2. Số phản ứng xảy ra khi trộn dung dịch các chất...
- B- HIĐROCACBON KHÔNG NO NHẬN BIẾT Câu 27: Công thức chung của anken là A. CnH2n + 1 (n ≥ 1) B. CnH2n (n ≥...
- Câu 10 (3,5 điểm) Chuyển hóa VCNL. 1. Các enzym sau: Rubisco, glicolat oxidaza, PEP- cacboxydaza được tìm thấy ở đâu...
- Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong "Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên...
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏix
- ²
- ³
- √
- ∛
- ·
- ×
- ÷
- ±
- ≈
- ≤
- ≥
- ≡
- ⇒
- ⇔
- ∈
- ∉
- ∧
- ∨
- ∞
- Δ
- π
- Ф
- ω
- ↑
- ↓
- ∵
- ∴
- ↔
- →
- ←
- ⇵
- ⇅
- ⇄
- ⇆
- ∫
- ∑
- ⊂
- ⊃
- ⊆
- ⊇
- ⊄
- ⊅
- ∀
- ∠
- ∡
- ⊥
- ∪
- ∩
- ∅
- ¬
- ⊕
- ║
- ∦
- ∝
- ㏒
- ㏑
Đỗ Đăng Ánh
Trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công, vì:
- Thứ nhất, khác biệt về vị thế, tiềm lực của vương triều Chakri (ở Xiêm) và triều Nguyễn (ở Việt Nam)
+ Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Xiêm đã được xây*** và củng cố từ giữa thế kỷ XVIII. Nhìn chung, trong thời gian trị vì của vua Rama I đến Rama V, tình hình chính trị - xã hội ở Xiêm tương đối ổn định.
+ Ở Việt Nam, nhà Nguyễn ra đời vào đầu thế kỉ XIX; tình hình chính trị - xã hội của đất nước không ổn định do triều Nguyễn thường xuyên phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm 1802), đến thời Tự Đức (1862), ở Việt Nam đã diễn ra khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình.
- Thứ hai, khác biệt về tiền đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỷ XIX có nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách.
+ Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm là một xã hội thống nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của cả hai nước đều lấy canh tác nông nghiệp làm cơ sở phát triển, nhưng yếu tố hàng hoá, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam.
=> Nói tóm lại, ở Xiêm, những tiền đề cho xu hướng cải cách được định hình và phát triển đầy đủ hơn.
- Thứ ba, khác biệt về lực lượng tiến hành cải cách
+ Ở Xiêm: các nhà vua Thái Lan và các quan chức cao cấp trong bộ máy hành chính, vừa là những người chủ xướng đưa ra ý tưởng cải cách, canh tân đất nước, vừa là những người có quyền lực để thực thi những chủ trương đó.
+ Ở Việt Nam: lực lượng đề xướng cho trào lưu cải cách, canh tân đất nước là một số ít quan lại, nho sĩ tiến bộ, thức thời. Những nhà cải cách ở Việt Nam không phải là người nắm giữ quyền lực tối cao của đất nước. Bên cạnh đó, trào lưu cải cách ở Việt Nam cũng không nhận được sự ủng hộ của triều Nguyễn (đứng đầu là vua Tự Đức).
- Thứ tư, sự khác biệt trong thái độ ứng phó với thực dân phương Tây
+ Ở Xiêm: triều đình Xiêm đã có nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, biết tận dụng một cách triệt để thời cơ, biết khai thác mâu thuẫn giữa các đối thủ, biết hy sinh những lợi ích trước mắt, phục vụ cho những mục tiêu lâu dài. Trên cơ sở đó, họ đã đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, cởi mở, thực dụng (Xiêm nhận thức được vị trí “vùng đệm” của mình và những mâu thuẫn, sự kình địch giữa thực dân Anh và Pháp, trên cơ sở đó, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình).
+ Ở Việt Nam: trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến; phạm nhiều sai lầm trong đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao. Mặt khác, trước sức mạnh quân sự vượt trội của Pháp, nội bộ triều Nguyễn đã có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến (phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình).