HƯƠNG LÀNG Đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió... Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé ! C1: Trong bài có mấy từ láy? C2: Chủ ngữ trong câu ''Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.'' là gì C3: Câu '' 'Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.'' thuộc kiểu câu gì? C4: tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: vắng vẻ: hạnh phúc:
Mọi người ơi, mình đang vướng mắc một chút, có ai có kinh nghiệm có thể chỉ giáo mình cách giải quyết câu hỏi này không?
Các câu trả lời
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 5
Câu hỏi Lớp 5
Bạn muốn hỏi điều gì?
Phạm Đăng Vương
C4: vắng vẻ: đông đúc; hạnh phúc: buồn bã
Đỗ Văn Dung
C3: Câu 'Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất' thuộc kiểu cấu trúc cụm danh từ + là + tính từ + danh từ
Phạm Đăng Đạt
C2: Chủ ngữ trong cụm từ 'Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất' là 'những mùi thơm mộc mạc chân chất'
Đỗ Hồng Hưng
C1: Trong bài có tổng cộng 12 từ lấy