Giải bài tập vật lí lớp 11 kết nối tri thức Bài 8 Mô tả sóng
Giải bài tập vật lí lớp 11 kết nối tri thức - Bài 8 Mô tả sóng
Trong sách giải bài tập vật lí lớp 11 kết nối tri thức, Bài 8 là phần mô tả về sóng. Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình học của sách giáo khoa. Phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ kiến thức và nắm vững bài tập.
Các em sẽ được hướng dẫn cách giải từng bài tập một cách cụ thể và chi tiết. Hy vọng qua việc làm này, các em sẽ hiểu rõ hơn về đề tài sóng và có thể áp dụng kiến thức vào thực hành một cách linh hoạt.
Đọc sách giải bài tập vật lí lớp 11 kết nối tri thức, bạn sẽ không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tư duy logic. Đừng ngần ngại chăm chỉ học tập và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để có thể tự tin đối mặt với mọi thách thức trong học tập. Chúc các em học tốt!
Bài tập và hướng dẫn giải
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Trong cuộc sóng hằng ngày, chúng ta thường gặp hay nghe đến nhiều loại sóng như: sóng nước, sóng âm, sóng vô tuyến, sóng biển, sóng địa chấn,... Vậy sóng được hình thành như thế nào và có những đặc điểm gì?
I. THÍ NGHIỆM TẠO SÓNG MẶT NƯỚC
Hoạt động:
Chuẩn bị:
Thiết bị tạo sóng mặt nước bằng kênh tạo sóng (Hình 8.1).
Tiến hành
Đặt một miếng xốp nhỏ C trên mặt nước. Khi quay đĩa D làm cho vật tạo sóng 0 dao động lên xuống, ta thấy mặt nước tại ô bị biến dạng thành những gợn sóng lan truyền đi xa. Khi gợn sóng lan truyền đến C thì miếng xốp dao động lên xuống.
Quan sát qua thành kênh, ta thấy mặt cắt của nước có dạng hình sin.
Ta nói đã có sóng hình sin truyền trên mặt nước. O là nguồn sóng nước là môi trường truyền sóng đường thẳng DC là phương truyền sóng. Những phần tử môi trường tham gia dao động tạo thành sóng
Hãy quan sát chuyển động của miếng xốp trong thí nghiệm Hình 8.1 và cho biết miếng xốp có chuyển động ra xa nguồn cùng với sóng không?
II. GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH SÓNG
Câu hỏi: Trong đồ thị của sóng Hình 8.2d, những điểm nào trong các điểm M, N, P trên phương Ox dao động lệch pha $\frac{\pi}{2}$, ngược pha, đồng pha với nhau?
III. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA SÓNG
Câu hỏi 1: Trên mặt hồ yên lặng, một người làm cho con thuyền dao động tạo ra sóng trên mặt nước. Thuyền thực hiện được 24 dao động trong 40s, mỗi dao động tạo ra một ngọn sóng cao 12 cm so với mặt hồ yên lặng và ngọn sóng tới bờ cách thuyền 10 m sau 5s. Với số liệu này, hãy xác định:
a) Chu kì dao động của thuyền.
b) Tốc độ lan truyền của sóng.
c) Bước sóng.
d) Biên độ sóng.
Câu hỏi 2: Hình 8.4 là đồ thị (u-t) của một sóng âm trên màn hình dao động kí. Biết mỗi cạch của ô vuông theo phương ngang trên hình tương ứng với 1 ms. Tính tần số của sóng.
Câu hỏi 3: Trong thí nghiệm ở Hình 8.1, nếu ta thay đổi tần số dao động của nguồn sóng thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Chu kì sóng.
B. Bước sóng.
C. Tần số sóng.
D. Tốc độ truyền sóng.
Hoạt động: Khi quan sát một hồ nước rộng, ta nhìn thấy có những gợn sóng lan truyền qua trước mặt. Hãy đề xuất cách đo các đại lượng đặc trưng của sóng như: chu kì của sóng, bước sóng, tốc độ truyền sóng trên mặt nước.