Giải bài tập sách bài tập (SBT) toán lớp 10 Cánh diều bài 1 Mệnh đề toán học

Hướng dẫn giải bài 1 Mệnh đề toán học trang 5 sách bài tập (SBT) toán lớp 10

Bài toán trên là một phần trong sách bài tập toán lớp 10 mang tên "Cánh diều", được thiết kế theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về bài học, chúng ta sẽ cung cấp hướng dẫn giải chi tiết và cụ thể.

Đầu tiên, chúng ta cần đọc và hiểu rõ đề bài. Sau đó, sử dụng kiến thức toán học đã học để tiến hành giải bài toán. Bước tiếp theo là phân tích từng phần của bài toán, áp dụng công thức và quy tắc tương ứng. Đừng quên kiểm tra lại kết quả cuối cùng để đảm bảo tính chính xác của bài toán.

Với cách hướng dẫn này, hy vọng học sinh sẽ có thể nắm vững kiến thức và cải thiện kỹ năng giải toán hiệu quả. Chúc các bạn thành công trong việc học tập và rèn luyện nền tảng toán học!

Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1 : Cho mệnh đề A :"Nghiệm của phương trình x2 - 5 = 0 là số hữu tỉ". Mệnh đề phủ định của mệnh đề trên là:

A. "Nghiệm của phương trình x2 - 5 = 0 không là số hữu tỉ".

B. " Nghiệm của phương trình x2 - 5 = 0 không là số vô tỉ".

C. "Phương trình x2 - 5 = 0 vô nghiệm".

D. "Nghiệm của phương trình x2 - 5 = 0 không là số nguyên".

Trả lời: A. "Nghiệm của phương trình x2 - 5 = 0 không là số hữu tỉ". Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 2 : Cho số tự nhiên n. Xét mệnh đề "Nếu số tự nhiên n chia hết cho 4 thì n chia hết cho 2". Mệnh đề đảo của mệnh đề đó là:

A. "Nếu số tự nhiên n chia hết cho 2 thì n không chia hết cho 4".

B. "Nếu số tự nhiên n chia hết cho 4 thì n không chia hết cho 2".

C. "Nếu số tự nhiên n chia hết cho 2 thì n chia hết cho 4".

D. "Nếu số tự nhiên n không chia hết cho 2 thì n không chia hết cho 4".

Trả lời: C. "Nếu số tự nhiên n chia hết cho 2 thì n chia hết cho 4".  Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 3 : Cho tứ giác ABCD. Xét mệnh đề "Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau". Mệnh đề đảo của mệnh đề đó là:

A. "Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì tứ giác ABCD không có hai đường chéo bằng nhau".

B. "Nếu từ giác ABCD không có hai đường chéo bằng nhau thì tứ giác ABCD không là hình chữ nhật".

C. "Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau thì tứ giác ABCD không là hình chữ nhật".

D. "Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật".

Trả lời: D. "Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật". Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 4 : Phủ định của mệnh đề  “∃x ∈ ℝ, x2 – x + 1 < 0” là mệnh đề:

A. “∀x ∈ ℝ, x2 – x + 1 ≥ 0”.

B. “∀x ∈ ℝ, x2 – x + 1 < 0”.

C. “∀x ∈ ℝ, x2 – x + 1 > 0”.

D. “∃x ∈ ℝ, x2 – x + 1 ≥ 0”.

 

Trả lời: A. “∀x ∈ ℝ, x2 – x + 1 ≥ 0”.  Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 5 : Phủ định của mệnh đề  “∃x ∈ ℚ, x = 1x">1x">1x">1x">1x">1/x1x">” là mệnh đề:

A. “∃x ∈ ℚ, x ≠ 1x">1/x”.

B. “∀x ∈ ℚ, x = 1x">1/x

C. “∀x ∉ ℚ, x ≠ 1x">1/x”.

D. “∀x ∈ ℚ, x ≠ 1x">1/x”.

 

Trả lời: D. “∀x ∈ ℚ, x ≠ 1/x”. Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 6 : Phủ định của mệnh đề “∀x ∈ ℝ, x2 ≥ 0” là mệnh đề:

A. “∃x ∈ ℝ, x2 ≥ 0”.

B. “∃x ∈ ℝ, x2 > 0”.

C. “∃x ∈ ℝ, x2 ≤ 0”.

D. “∃x ∈ ℝ, x2 < 0”.

Trả lời: D. “∃x ∈ ℝ, x2 < 0”. Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7 : Phủ định của mệnh đề “∀x ∈ ℝ, |x| ≥ x” là mệnh đề:

A. “∀x ∈ ℝ, |x| < x”

B. “∃x ∈ ℝ, |x| ≤ x”.

C. “∃x ∈ ℝ, |x| < x”.

D. “∃x ∈ ℝ, |x| > x”.

Trả lời: C. “∃x ∈ ℝ, |x| < x”. Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 8 : Cho x, y là hai số thực cùng khác – 1. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. x + y + xy ≠ – 1.

B. x + y + xy = – 1.

C. x + y ≠ – 2.

D. xy ≠ – 1.

Trả lời: A. x + y + xy ≠ – 1.  Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 9 : Cho a, b là hai số thực thỏa mãn a + b < 2. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Cả hai số a, b đều nhỏ hơn 1.

B. Có ít nhất một trong hai số a, b nhỏ hơn 1.

C Có ít nhất một trong hai số a, b lớn hơn 1.

D. Cả hai số a, b không vượt quá 1.

Trả lời: B. Có ít nhất một trong hai số a, b nhỏ hơn 1. Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 10 : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề toán học?

a) Số π là số vô tỉ;

b) Bình phương của mọi số thực đều là số dương;

c) Tồn tại số thực x mà x lớn hơn số nghịch đảo của nó;

d) Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam.

Trả lời: a) Là một mệnh đề toán học.b) Là một mệnh đề toán học.c) Là một mệnh đề toán học.d) Không là một... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 11 : Nêu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề phủ định đó:

a) A: “Trục đối xứng của đồ thị hàm số y = – x2 là trục tung”;

b) B: “Phương trình x2 + 1 có nghiệm”;

c) C: “Hai đường thẳng y = 2x + 1 và y = – 2x + 1 không song song với nhau”;

d) D: “Số 2 024 không chia hết cho 4”.

Trả lời: a) A : "Trục đối xứng của đồ thị hàm số y = - x2 không là trục tung". Mệnh đề phủ định sai.b)... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 12 : Cho mệnh đề kéo theo có dạng P => Q: " Vì 120 chia hết cho 6 nên 120 chia hết cho 9".

a) Mệnh đề trên đúng hay sai?

b) Phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề trên và xét tính đúng sai của mệnh đề đảo đó.

Trả lời: a) Mệnh đề sai.b) Mệnh đề đảo :" Vì 120 chia hết cho 9 nên 120 chia hết cho 6". Mệnh đề này đúng. Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 13 : Cho mệnh đề kéo theo có dạng P => Q: "Nếu tứ giác ABCD là hình bình hành thì tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường".

a) Mệnh đề trên đúng hay sai?

b) Phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề trên và xét tính đúng sai của mệnh đề đảo đó.

Trả lời: a) Mệnh đề đúng.b) Mệnh đề đảo :"Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 14 : Cho tam giác ABC với đường trung tuyến AM. Xét các mệnh đề:

P: "Tam giác AB vuông tại A" ,

Q: "Độ dài đường trung tuyến AM bằng nửa độ dài cạnh BC".

a) Phát biểu mệnh đề P => Q, Q => P và xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề đó.

b) Nếu cả hai mệnh đề trong ý a) là đúng, hãy phát biểu mệnh đề tương đương.

Trả lời: a) Mệnh đề P => Q: "Nếu tam giác ABC vuông tại A thì độ dài đường trung tuyến AM bằng nửa độ dài... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 15 : Dùng kí hiệu ∀ hoặc ∃ để viết các mệnh đề sau:

a) Có một số nguyên không chia hết cho chính nó;

b) Có một số thực mà bình phương của nó cộng với 1 bằng 0;

c) Mọi số nguyên dương đều lớn hơn nghịch của nó;

d) Mọi số thực đều lớn hơn số đối của nó.

Trả lời: a) “∃ n ∈ Z, n không chia hết cho chính nó”.b) “∃ x ∈ R, x^2 + 1 = 0”.c) “∀ n ∈ N*, n >... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 16 : Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề phủ định đó.

a) ∀n ∈ N, n(n + 1) chia hết cho 2;

b) ∀x ∈ R, x2 > x;

c) ∃x ∈ R, |x| > x;

d) ∃x ∈ R, x2 – x – 1 = 0.

Trả lời: a) Mệnh đề phủ định :" ∃n ∈ N, n(n + 1) không chia hết cho 2". Mệnh đề này sai.b) Mệnh đề phủ định... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 17 : Cho phương trình ax2 + bx + c = 0.

a) Xét mệnh đề "Nếu a + b + c = 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 có một nghiệm bằng 1". Mệnh đề này đúng hay sai?

b) Phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề trên. Mệnh đề đảo đúng hay sai?

c) Nêu điều kiện cần và đủ để phương trình ax2 + bx + c = 0 có một nghiệm bằng 1.

Trả lời: a) Mệnh đề này đúng.b) Mệnh đề đảo :" Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 có một nghiệm bằng 1... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.04504 sec| 2231.797 kb