Bài tập 2.29. Giả sử một người ăn kiêng cần được cụng cấp ít nhất 300 calo, 36 đơn vị vitamin A và...

Câu hỏi:

Bài tập 2.29. Giả sử một người ăn kiêng cần được cụng cấp ít nhất 300 calo, 36 đơn vị vitamin A và 90 đơn vị vitamin C mỗi ngày từ hai loại đồ uống III.

Mỗi cốc đồ uống I cung cấp 60 calo, 12 đơn vị vitamin A và 10 đơn vị vitamin C. Mỗi cốc đồ uống II cung cấp 60 calo, 6 đơn vị vitamin A và 30 đơn vị vitamin C. Biết rằng một cốc đồ uống I có giá 12 nghìn đồng và một cốc đồ uống II có giá 15 nghìn đồng.

a) Gọi x và y tương ứng là số cốc đô uống I và II. Viết các bất phương trình biểu thị các điều kiện của bài toán thành một hệ bất phương trình và xác định miền nghiệm của hệ đó.

b) Gọi F (nghìn đồng) là số tiền phải trà cho x cốc đồ uống I và y cốc đồ uống II. Hãy biểu diễn F theo x và y.

c) Biết rằng F đạt giá trị nhỏ nhất trên miền nghiệm tìm được ở câu a tại một trong các đỉnh của miền nghiệm, tìm giá trị nhỏ nhất đó. Từ đó suy ra người đó cần uống bao nhiêu cốc loại I và loại II để chi phí là nhỏ nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu hằng ngày.

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Văn Hạnh
a) Để giải bài toán, ta cần xác định miền nghiệm bằng cách giải hệ bất phương trình:
\[
\begin{cases}
60x + 60y \geq 300 \\
12x + 6y \geq 36 \\
10x + 30y \geq 90 \\
x \geq 0, y \geq 0
\end{cases}
\]

Giải hệ phương trình ta được miền nghiệm không bị gạch với các đỉnh A(0; 6), B(1; 4), C(3; 2), D(9; 0).

b) Để tính chi phí F(x; y), ta sử dụng công thức:
\[F(x; y) = 12x + 15y\]

c) Ta tính giá trị của F tại các đỉnh:
\[F(0; 6) = 90, F(1; 4) = 72, F(3: 2) = 66, F(9; 0) = 108\]

Vậy, chi phí nhỏ nhất là 66 nghìn đồng khi người đó uống 3 cốc đồ uống loại I và 2 cốc đồ uống loại II.
Câu hỏi liên quan:
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.42419 sec| 2192.07 kb