16.20.Hai bạn Tôm và Vừng thực hiện một thí nghiệm về sự phân huỷ của hydrogen peroxide với...

Câu hỏi:

16.20. Hai bạn Tôm và Vừng thực hiện một thí nghiệm về sự phân huỷ của hydrogen peroxide với chất xúc tác manganese dioxide (MnO2). Hai bạn thấy rằng phản ứng sủi bọt nhiều và khí thoát ra mạnh khi thêm manganese dioxide.

1. Hoàn thành các câu sau đây nói về thí nghiệm của hai bạn.

a) Phương trình của phản ứng là: ......

b) Chất khí thoát ra là ...(1)... và có thể kiểm tra (nhận biết) ra nó bằng cách ...(2)...

c) Sau một thời gian nhất định, Vừng nói với Tôm là phản ứng đã kết thúc vì ......

d) Hai bạn biết rằng chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không thay đổi về bản chất hoá học nên Tôm sẽ thu lại manganese dioxide sau khi phản ứng kết thúc bằng cách .....

2. Tôm và Vừng muốn biết liệu cho lượng xúc tác nhiều hơn thì có làm phản ứng nhanh hơn không. Em hãy đề xuất một kế hoạch thí nghiệm cho nghiên cứu của hai bạn. Trong bản kế hoạch, em cần viết cả những lưu ý để đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Thị Linh
1.a) Phương trình của phản ứng là: 2H2O2  + MnO2 --> O2 + 2H2Ob) Chất khí thoát ra là oxygen và có thể kiểm tra ra nó bằng cách đưa que đóm còn tàn đỏ vào khí thoát ra sẽ thấy que đóm bùng cháyc) Sau một thời gian nhất định, Vừng nói với Tôm là phản ứng đã kết thúc vì không còn thấy khí thoát rad) Hai bạn biết rằng chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không thay đổi về bản chất hoá học nên Tôm sẽ thu lại manganese dioxide sau khi phản ứng kết thúc bằng cách lọc

2. Kế hoạch thí nghiệm:

Hóa chất: H2O2, MnO2
Dụng cụ: Bình tam giác to (hoặc lọ thủy tinh), ống dẫn khí, phễu brom, ống nghiệm, chậu thủy tinh.

Cách tiến hành:
Thí nghiệm 1: Cho một lượng H2O2 vào phễu brom, cho 1 gam MnO2 vào bình tam giác. Mở từ từ khóa phễu brom cho H2O2 chảy xuống; khí O2 được thu vào bình thu khí bằng phương pháp dời nước. Bấm giờ theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu mở khóa phễu cho đến khi phản ứng kết thúc (ngừng sủi bọt khí).

Thí nghiệm 2: Cho một lượng H2O2 (bằng lượng dùng ở thí nghiệm 1) vào phễu brom, cho 2 gam MnO2 vào bình tam giác. Mở từ từ khóa phễu brom cho H2O2 chảy xuống; khí O2 được thu vào bình thu khí bằng phương pháp dời nước. Bấm giờ theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu mở khóa phễu cho đến khi phản ứng kết thúc (ngừng sủi bọt khí).

So sánh thời gian phản ứng ở hai thí nghiệm, sau đó rút ra kết luận.

Lưu ý:
- Phác họa sơ đồ dụng cụ trước khi lắp, thống kê các bộ phận cần thiết và chọn đủ dụng cụ.
- Kiểm tra dụng cụ đã kín chưa sau khi lắp xong.
- Đóng kín H2O2 ngay sau khi lấy để tránh tràn và phản ứng không mong muốn.
Câu hỏi liên quan:
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03993 sec| 2198.055 kb